Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Đề thi năm 2016 - 2017

Các bài giảng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

NĂM HỌC 2016-2017

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian: 120 phút

Câu 1: (2 điểm )

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(1)Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đối thoại trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. (2) Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn con người. (3) Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.”

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

b. Các câu trong đoạn văn liên kết chủ yếu với nhau bằng phép liên kết nào.

c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu 1 và cho biết nó thuộc kiểu câu gì.

Câu 2: (2 điểm)

a.Trong bài thơ Cành phong lan bể của Chế Lan Viên có câu: Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cũng có một câu tương tự: Em hãy chép chính xác câu thơ đó.

b. Con cá songngọn đuốc vốn là sự vật khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có sự liên tưởng hợp lí, vì sao? Câu thơ giúp người đọc hiểu thêm gì về tài quan sát của tác giả.

Câu 3: (6 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông họa sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.

 

 

Câu

Ý

Nội dung

1

a

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận.

 

b

Các câu trong đoạn văn chủ yếu được liên kết với nhau bằng phép lặp, lặp lại từ “văn nghệ”

 

c

Nghệ thuật / không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi,// nghệ thuật /

    CN1                     VN1                                                     CN2              

vào đối thoại trong lòng chúng ta/, khiến chúng ta tự phải bước lên

       VN2                                                      VN3

đường ấy.

Câu văn trên thuộc kiểu câu ghép

2

a

Cá song em quẫy đuôi vàng chóe

 

b

- Nhà thơ có sự liên tưởng như vậy vì cả hai sự vật đều phát ra ánh sáng, là biểu tượng của ánh sáng.

-Tài quan sát của tác giả tinh tế, tỉ mỉ, đặc sắc

3

 

 

 

3.1

Giới thiệu chung

- Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngán và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.

- Tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công của ông.

- Nhân vật ông họa sĩ góp phần thành công của câu chuyện

 

3.2

Phân tích

a. Giới thiệu chung về nhân vật

- Là nhân vật phụ.

- Là nghệ sĩ, đã đến tuổi về hưu.

- Câu chuyện về anh thanh niên được kể lại qua lời kể của ông họa sĩ.

b. Vẻ đẹp của nhân vật ông họa sĩ

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, Sa Pa đẹp một cách kì lạ. “Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường”.

=>Ông họa sĩ có năng lực quan sát, trí tưởng tượng bay bổng. Ông tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa, cũng là vẻ đẹp của đất nước.

- Ông xúc động mạnh khi nghe chuyện của anh thanh niên vì đây là một biểu hiện mãnh liệt khác thường của một nhu cầu sống không chịu cô độc.

- Ông bối rối khi anh thanh niên tặng hoa cho cô gái vì trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, ông họa sĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp của người thanh niên ấy.

=> Ông họa sĩ có tâm hồn thiết tha với những vẻ đẹp trong cuộc đời.

- Khi nhận thấy những nét đẹp của anh thanh niên đã gợi cho ông những suy tư mới mẻ về con người: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá”, “Thanh niên bây giờ lạ thật. Các anh chị cứ như con bướm!” Đó là một cái nhìn rất mới, một cái nhìn hi vọng, tin yêu của ông họa sĩ đối với thế hệ trẻ. Họ đẹp như những con bướm lung linh, nhiều màu sắc.

- Ông họa sĩ có ý nghĩ “sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời”, cuộc đời rộng lớn, tiềm tàng những điều kì diệu, muốn rút ngắn với cuộc sống thì phải dấn thân vào cuộc đời.

- Cách sống cao đẹp, nhiệt tình của anh thanh niên đã khơi dậy cảm hững sáng tạo cho người nghệ sĩ. Hình ảnh của anh là nguyên mẫu, không phải tưởng tượng, hư cấu. Chính cách sống cuồng nhiệt ấy đã giúp anh quên đi tuổi tác của mình để tiếp tục lao động sáng tạo.

=> Ông họa sĩ là người yêu nghề, có ý thức về nghề nghiệp. Ông luôn đi tìm tòi, khám phá những biểu hiện của cái đẹp. Ông họa sĩ tạo nên bức chân dung anh thanh niên đẹp ở chiều sâu lí tưởng.

 

3.3

Tổng kết

- Ông họa sĩ vừa là nhân vật sống, vừa là người truyền tải cho nhà văn những quan niệm về con người và nghệ thuật.

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)