Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Đề tổng hợp

ĐỀ 37

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thơ tình cuối mùa thu

Cuối trời mây trắng bay

Lá vàng thưa thớt quá

Phải chăng lá về rừng

Mùa thu đi cùng lá

Mùa thu ra biển cả

Theo dòng nước mênh mang

Mùa thu vào hoa cúc

Chỉ còn anh và em

 

Chỉ còn anh và em

Là của mùa thu cũ

Chợt làn gió heo may

Thổi về xao động cả:

Lối đi quen bỗng lạ

Cỏ lật theo chiều mây

Đêm về sương ướt má

 

Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa gió bão

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ.

 

Thời gian như là gió

Mùa đi cùng tháng năm

Tuổi theo mùa đi mãi

Chỉ còn anh và em

 

Chỉ còn anh và em

Cùng tình yêu ở lại…

- Kìa bao người yêu mới

Đi qua cùng heo may

(Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 2. Xác định nhịp điệu chủ yếu của bài thơ và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật được tạo ra từ nhịp điệu ấy.

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:

Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa gió bão

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ

Câu 4. Theo anh (chị), nhà thơ muốn gửi điều gì đằng sau những dòng thơ:

Thời gian như là gió

Mùa đi cùng tháng năm

Tuổi theo mùa đi mãi

Chỉ còn anh và em

Cùng tình yêu ở lại…

ĐỀ 37

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thơ tình cuối mùa thu

Cuối trời mây trắng bay

Lá vàng thưa thớt quá

Phải chăng lá về rừng

Mùa thu đi cùng lá

Mùa thu ra biển cả

Theo dòng nước mênh mang

Mùa thu vào hoa cúc

Chỉ còn anh và em

 

Chỉ còn anh và em

Là của mùa thu cũ

Chợt làn gió heo may

Thổi về xao động cả:

Lối đi quen bỗng lạ

Cỏ lật theo chiều mây

Đêm về sương ướt má

 

Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa gió bão

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ.

 

Thời gian như là gió

Mùa đi cùng tháng năm

Tuổi theo mùa đi mãi

Chỉ còn anh và em

 

Chỉ còn anh và em

Cùng tình yêu ở lại…

- Kìa bao người yêu mới

Đi qua cùng heo may

(Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 2. Xác định nhịp điệu chủ yếu của bài thơ và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật được tạo ra từ nhịp điệu ấy.

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:

Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa gió bão

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ

Câu 4. Theo anh (chị), nhà thơ muốn gửi điều gì đằng sau những dòng thơ:

Thời gian như là gió

Mùa đi cùng tháng năm

Tuổi theo mùa đi mãi

Chỉ còn anh và em

Cùng tình yêu ở lại…

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

          Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự chân thành trong tình yêu thương.

Câu 2 (5 điểm)

          Những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ được sử dụng trong bài thơ: thể thơ 5 chữ, lối thơ tự do.

Câu 2. Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ là nhịp 2/3. Nhịp thơ này lặp đi lặp lại tạo nên một tứ thơ khoan thai, nhịp nhàng như một bản nhạc du dương và êm ái. Nó dịu dàng lan tỏa những cảm xúc yêu thương của chủ đề trữ tình vào tâm hồn người đọc.

Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

- So sánh: tình ta – như hàng cây; tình ta – như dòng sông.

- Ẩn dụ: mùa dông bão/ ngày thác lũ – ý nói những gian nan, những thử thách mà tình yêu đã trải qua.

- Điệp cấu trúc câu:

Tình ta như

Đã quan…/ Đã yên…

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai cặp câu thơ này giúp láy đi láy lại cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ở đó gợi lên sự xúc động khi cô gái nhớ đến những thử thách, những “dông tố” mà tình yêu đã đi qua. Để rồi sự sẻ chia, thấu hiểu và chân thành đã đưa tình yêu đến bến bờ hạnh phúc.

Câu 4. Thông điệp mà nhà thơ muốn nhắn gửi ở đoạn cuối:

- Thời gian qua đi không bao giờ trở lại cũng như thu qua đông tới để lại cho ta biết bao bùi ngùi nuối tiếc. Lớp bụi thời gian rồi sẽ phủ mờ tất cả, con người muốn níu kéo tuổi xuân nhưng đó là một việc không tưởng. Mọi thứ đến rồi đi chỉ còn lại tình yêu là trường tồn với thời gian, sống mãi cùng năm tháng.

- Câu thơ “Chỉ còn anh và em” được tác giả nhắc đi nhắc lại như lời khẳng định cho chân lí: Vạn vật có thể chuyển xoay nhưng tình yêu mà ta dành cho nhau luôn bất diệt.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng hình thức một đoạn văn khoảng 200 chữ.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…

b. Yêu cầu về nội dung:

Có thể triển khai theo 1 số ý sau:

* Nêu khái niệm: Chân thành có nhiều cách hiểu, nhưng tựu chung đó là sự chân thực, chân tình, không giả dối, là luôn thật thà trong cuộc sống nói chung và trong tình yêu, tình bạn nói riêng.

* Biểu hiện:

- Khi bạn yêu thương thực sự, đó là lúc bạn muốn có một niềm hạnh phúc trọn vẹn, không chỉ cho riêng mình mà còn cho người mà bạn yêu thương. Khi đó, những sự quan tâm chăm sóc ân cần, chu đáo, nhỏ bé, giản dị sẽ luôn luôn được chú ý. Sự chân thành trong tình yêu thương không bao giờ cần phô trương mà vẫn luôn sâu sắc.

- Thấu hiểu là luôn lắng nghe, biết lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ và đồng cảm với niềm vui, nỗi buồn của người mà mình yêu thương.

- Chân thành là luôn nghĩ đến sự “cho đi”. Cho đi tình yêu thương càng nhiều thì sẽ nhận lại càng được nhiều, hơn cả tình yêu, đó là sự quan tâm, chăm sóc, hi sinh,…

- Chân thành là sẵn sàng tha thứ: khi bạn yêu thương ai đó (nhất là trong tình yêu) sẽ không thể tránh khỏi những lúc giận hờn, thậm chí có lúc khác biệt về quan điểm dẫn đến xung đột. Những lúc như thế, cần luôn nghĩ đến sự tha thứ. Chỉ có như vậy, tình yêu thương mới thực sự chân thành và luôn được bồi đắp.

* Ý nghĩa:

- Chân thành là nền tảng vững chắc của mọi mối quan hệ trong xã hội. Nó phản ánh cách hành xử, sự tự tin, khiêm tốn và cảm xúc thật của mỗi người.

- Nó giúp mỗi người luôn được tôn trọng, tạo được niềm tin vững bền trong các mối quan hệ, từ đó nâng cao giá trị của mỗi con người.

Câu 2. Dàn ý:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt tới tính sử thi trong 2 tác phẩm.

- Ví dụ:

          Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều là những tác phẩm mang đậm tính sử thi và tiêu biểu cho vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống đế quốc Mĩ.

II. Thân bài

1. Khái quát

a. Giới thiệu vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

b. Giới thuyết về khuynh hướng sử thi và khuynh hướng sử thi được biểu hiện trong 2 tác phẩm:

- Khuynh hướng sử thi được hiểu là những tác phẩm được sáng tác theo bút pháp lãng mạn hóa, biểu tượng hóa. Nhân vật, sự kiện đều là những con người có phẩm chất tốt đẹp, tầm vóc lớn lao, đứng ra hi sinh, xả thân vì cộng đồng, đáp ứng được đòi hỏi của đất nước.

- Biểu hiện trong 2 tác phẩm: hi sinh vì cộng đồng, tư tưởng tình cảm đều mang tính thời đại.

2. Cụ thể

a. Khuynh hướng sử thi trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

- Mâu thuẫn xung đột giữa ta và địch được thể hiện tập trung. Các chi tiết đều được xây dựng, tô vẽ theo khuynh hướng sử thi.

- Các nhân vật từ cụ Mết, Tnú, Mai, Dít đến chú bé Heng đều là những con người hiên ngang, bất khuất, đều là những con người sống chết vì cộng đồng.

- Song hành cùng hình tượng con người thì hình tượng cây xà nu tầng tầng lớp lớp cũng hiên ngang trước bom đạn ác liệt của kẻ thù.

=> Tất cả hình tượng đó đều làm nổi bật tinh thần kiên cường bất khuất của dân làng Xô Man nói riêng và của đồng bào Tây Nguyên nói chung.

b. Khuynh hướng sử thi trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

- Khuynh hướng sử thi được xây dựng xoay quanh “nợ nước thù nhà”. Đây là tình cảm và suy nghĩ của chị em Chiến, Việt, má Việt và chú Năm.

- Giết giặc cứu nước, trả thù cho ba má là lẽ sống của chị em Chiến, là niềm vui của họ. Vì thù nhà cũng là nợ nước, đều do tội ác của đế quốc Mĩ và những tên lính đánh thuê do Mĩ gây ra.

3. Đánh giá

- Khuynh hướng sử thi là bút pháp sáng tác chung của cả một thời kì văn học. Khuynh hướng này không chỉ tô đậm hình tượng con người anh hùng mà còn là động lực thúc đẩy, cổ vũ con người đoàn kết, đứng lên xả thân cứu nước, giải phóng dân tộc.

- Khuynh hướng sử thi này cũng được nhiều tác giả khác khắc họa, không chỉ trong văn xuôi mà còn trong thơ, tạo nên sự đa dạng phong phú cho một nền văn học.

III. Kết bài

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)