Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 2 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

RẰM THÁNG GIÊNG

(NGUYÊN TIÊU)

- Hồ Chí Minh -

II. Tìm hiểu chi tiết

2. Hai câu sau

- “Yên ba thâm sứ”(nơi sâu thẳm khói sóng).

+ Gợi nhớ thơ Đường “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai).

+ “Yên ba thâm sứ” mà “đàm quân sự” là sáng tạo riêng độc đáo của Hồ Chí Minh.

- “Khói sóng”:là không gian để người chiến sĩ ẩn mình bàn việc quân.

=> Thiên nhiên trong thơ Bác luôn gắn bó với cuộc sống hiện tại của con người, với nhịp đấu tranh của cách mạng.

- Hình ảnh con thuyền:

+ Câu 3: con thuyền cách mạng.

+ Câu 4: con thuyền thi sĩ.

- Câu 4 gợi đến câu thơ của Trương Kế:

“Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.”

(Chùa Hàn Sơn ở ngoại thành Cô Tô

Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách).

+ Trương Kế: dùng thủ pháp lấy động tả tĩnh, mượn âm thanh để nói hình ảnh, miêu tả sự ngân vang của tiếng chuông để nhấn mạnh cái trầm mặc, buồn vắng của đêm khuya.

+ Hồ Chí Minh; ánh trăng sáng tỏ, ấm áp; ánh trăng là tác nhân biến con thuyền cách mạng trở thành con thuyền thi sĩ; ánh trăng như dát vàng tràn ngập khoang thuyền.

-> Con thuyền trở nên lộng lẫy như một vầng sáng ngời lên trong đêm khuya; giữa dòng sông, ánh sáng ấy tỏa ra từ trăng hay chính từ tâm hồn người chiến sĩ?

=> Hòa quyện chất thi sĩ và chiến sĩ.

3. So sánh hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”

a. Giống nhau

- Cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Cùng miêu tả ánh trăng -> hòa quyện không gian các miền.

-> Cảnh vật vận động khỏe khoắn và luôn ấm áp tình người.

- Cùng thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh.

-> Kết hợp vẻ đẹp chiến sĩ – thi sĩ tạo nên những hình ảnh đẹp.

- Cùng mang âm hưởng Đường thi ở hình ảnh, bút pháp. Chất Đường thi hòa quyện với vẻ đẹp hiện đại.

b. Khác nhau

Cảnh khuya

Rằm tháng giêng

- Tập trung vào vẻ đẹp huyền ảo của trăng – cây cổ thụ và âm thanh trong trẻo của tiếng suối.

-> Bức tranh rừng khuya đẹp như hoa gấm.

 

- Không gian bát ngát, bao la của sông trăng, nước trăng, trời trăng và thuyền trăng.

 

 

III. Tổng kết

- Bài thơ có sự hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.

- Bài thơ là sự hài hòa giữa con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.

 

 

 

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)