Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 2: Xác suất thực nghiệm

Danh sách bài làm & chấm bài  
Xác suất thực nghiệm Các bài giảng

1. Khả năng xảy ra của một sự kiện

 

@200434048671@

 

Khi thực hiện một phép thử nghiệm, một sự kiện có thể hoặc không thể xảy ra. Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1.

Một sự kiện không thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0.

Một sự kiện chắc chắn xảy ra có khả năng xảy ra bằng 1.

2. Xác suất thực nghiệm

 

@200434104796@

 

Thực nghiệm lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó $n$ lần. Gọi $n(A)$ là số lần sự kiện A xảy ra trong $n$ lần đó. Tỉ số

$n(A)$  $=$  Số lần sự kiện A xảy ra
$n$ Tổng số lần thực hiện hoạt động

được gọi là xác suất thực nghiệm của một sự kiện A sau $n$ hoạt động vừa thực hiện.

Ví dụ: Tung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả như sau:

  Sự kiện     Hai đồng sấp     Một đồng sấp, một đồng ngửa     Hai đồng ngửa  
Số lần 12 24 14

Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:

a) Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa.

b) Hai đồng xu đều ngửa.

Giải

a) Xác suất thực nghiệm của sự kiện có một đồng sấp, một đồng xu ngửa trong 50 lần tung là

\(\dfrac{24}{50}=0,48\).

b) Xác suất thực nghiệm của sự kiện cả hai đồng xu đều ngửa trong 50 lần tung là:

\(\dfrac{14}{50}=0,28\).

 

@200434113166@@200434108108@

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)