Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 5: Cô bé ấy đã lớn

Danh sách bài làm & chấm bài  
Viết: Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện Các bài giảng

Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện

Đề bài: Viết bài văn kề lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người.

1. Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người?

Thử tài Món quà tặng cha Hai Bà Trưng

2. Chia sẻ với bạn về một câu chuyện em thích dựa vào gợi ý:

a. Câu chuyện có những nhân vật nào?

b. Diễn biến của câu chuyện ra sao?

c. Những việc làm nào của nhân vật thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh?

THỬ TÀI

      Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo:

      - Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng.

      Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre trong vườn, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt trên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro.

      Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua.

      Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này, vua đưa cho cậu bé chiếc sừng trâu cong như vòng thúng, bảo:

      - Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to.

     Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo lớn, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng. Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.

Theo Truyện cổ dân tộc Dao

 

@201189596392@

 

@201189597286@

 

@201189619742@

3. Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện.

 

@201189620600@

4. Viết đoạn mở bài gián tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ ở bài tập 2.

* Mở bài gián tiếp:

     Từ xưa đến nay, những người tài giỏi, có trí thông minh hơn người luôn được coi trọng và tạo điều kiện để khẳng định, phát triển bản thân. Một đất nước trọng người tài và biết đào tạo, bồi dưỡng người tài sẽ là một đất nước phát triển, hưng thịnh. Chắc hẳn, ông vua trong câu chuyện "Thử tài" đã thấu hiểu được điều đó. Vậy ông đã làm thế nào để thử thách người tài, sau khi thử thách thì ông đã có quyết định gì? Để biết được điều đó, chúng ta sẽ cùng đến với câu chuyện "Thử tài".

* Kết bài mở rộng:

     Vậy là cậu bé thông minh đã nhận được sự đãi ngộ xứng đáng cho tài năng của mình. Chắc hẳn với trí tuệ của mình kết hợp với sự đào tạo của đất nước, cậu bé sẽ thành tài và giúp ích được cho dân, cho nước. Qua câu chuyện, chúng ta thêm trân trọng những người tài trí, và mỗi người cũng cần có ý thức luôn tôi luyện bản thân để ngày càng tiến bộ, tài giỏi hơn.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)