Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 2 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

NAM QUỐC SƠN HÀ

(SÔNG NÚI NƯỚC NAM)

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hai câu đầu: khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời)

- Giọng thơ: hùng hồn, chắc nịch, trang trọng và tự hào.

- Về cương vực lãnh thổ:

+ “Nam quốc”: lãnh thổ riêng, phân biệt với “Bắc quốc”.

+ Lãnh thổ được ghi ở “sách trời”là vận dụng tư tưởng mệnh trời và đồng nghĩa với chân lí khách quan.

- Về chủ quyền

+ “Nam đế cư” (vua Nam ở)

+ Phân biệt “đế” và “vương”

. Đều là “vua”

. “Đế” là duy nhất, toàn quyền.

. “Vương” có nhiều phụ thuộc “đế”

-> “Nam đế” khẳng định quyền của vua Nam với nước Nam; sánh ngang hàng, không phụ thuộc vào Bắc đế.

+ Nghĩa chữ “cư”: ở và có chủ quyền với nơi ở.

=> Hai câu đầu là tuyên ngôn hào sảng về chủ quyền và độc lập của dân tộc Đại Việt.

2. Hai câu sau: khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

(Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm

Chúng mày nhất định sẽ nhìn thấy việc chuốc lấy bại vong.)

- Giọng thơ: mạnh mẽ, hàm ý răn đe.

- Câu 3: câu hỏi – hướng tới giặc.

+ “nghịch lỗ” –  thái độ khinh bỉ, căm thù.

+ “như hà” làm rõ tính chất phi nghĩa của kẻ đi xâm lược -> chuốc lấy bại vong.

- Câu 4: khẳng định, răn đe, cảnh cáo trước hậu quả của hành động xâm lược.

3. Nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Từ ngữ cô đọng, giàu sức gợi cảm.

- Kết hợp giữa biểu ý và biểu cảm.

- Giọng thơ trang trọng, hào hùng.

III. Tổng kết

- Bài thơ được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nhân dân Việt Nam.

- Độc lập dân tộc là nguyện vọng thiêng liêng, tạo nên niềm tin, sức mạnh chính nghĩa của nhân dân ta trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước.

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)