Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

Danh sách bài làm & chấm bài  
Video 1 Các bài giảng

Xem video này trên Youtube

Nếu video không chạy trên Zalo, bạn vui lòng Click vào đây để xem hướng dẫn

Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.

Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.

Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.

Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.

Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.

Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.

Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.

Tóm tắt bài giảng

LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU

I. Củng cố kiến thức

- Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần.

- Ví dụ:

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn.

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

Từ Người thay thế cho từ Bác.

II. Bài tập vận dụng

1. Đoạn văn

        "Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra mặt trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết."

Trong đoạn văn trên, các từ chỉ Thánh Gióng được sử dụng là:

+ Phù Đổng Thiên Vương

+ trang nam nhi

+ Tráng sĩ ấy

+ Người trai làng Phù Đổng

Đoạn văn sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu có tác dụng:

+ Tránh lặp lại từ ngữ.

+ Diễn đạt sinh động hơn.

+ Rõ ý mà vẫn đảm bảo liên kết.

2. Đoạn văn:

      (1) Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa). (2) Triệu Thị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. (3) Triệu Thị Trinh bắn xung rất giỏi, thường theo các phường đi săn thú. (4) Có lần, Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.

     (5) Hàng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. (6) Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân xâm lược. (7) Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông, đất nước.

                                     Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam

- Đoạn văn có 7 câu, tên riêng Triệu Thị Trinh lặp lại 7 lần -> Lỗi lặp từ ngữ.

- Lỗi lặp từ ngữ đó có thể được sửa: Tên riêng Triệu Thị Trinh trong các câu được sửa tương ứng:

(2) Triệu Thị Trinh -> Người thiếu nữ họ Triệu ấy

(3), (4) Triệu Thị Trinh -> nàng

(6) Người con gái đất Quan Yên ấy

(7) Bà

3. Viết đoạn văn

Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.

Lưu ý: Bạn hãy đăng nhập để lưu lại lịch sử làm bài của mình!

00 : 00
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)