Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Đọc: Nam quốc sơn hà

Danh sách bài làm & chấm bài  
Văn bản: Nam quốc sơn hà Các bài giảng

NAM QUỐC SƠN HÀ

(Sông núi nước Nam)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Bài thơ hiện chưa rõ tác giả. Nhiều tài liệu cho là của Lý Thường Kiệt.

- Lý Thường Kiệt là một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Có những ghi chép khác nhau về sự xuất hiện của bài thơ. Theo sách Lĩnh Nam chích quái, bài thơ được một vị thần ngâm đọc khiến cho quân Tống hoảng sợ, giúp vua Lê Đại Hành đánh bại quân xâm lược năm 981. Theo sách Đại Việt sử kí toàn thưkhi Lý Thường Kiệt chặn đánh quân Tống bên sông Như Nguyệt năm 1076, bài thơ đã vang lên trong đền thờ thần sông là Trương tướng quân. Sau đó quân Tống thảm bại đúng như lời trong bài thơ.

- Nhan đề: Bài thơ vốn không có nhan đề. Tên gọi Nam quốc sơn hà là do những người biên soạn cuốn sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (NXB Văn học, Hà Nội, 1976) đặt, lấy từ bốn chữ đầu tiên của bài thơ.

- Chủ đề: Bài thơ được xem như là một bản “tuyên ngôn độc lập” của nước ta. Bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, của dân tộc và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Khẳng định chủ quyền trên lãnh thổ của đất nước

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

- Khẳng định vấn đề chủ quyền và tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.

+ “Nam quốc”; “Nam đế”: khẳng định sự chính danh của quốc gia, của các bậc đế vương có chủ quyền trên lãnh thổ của mình.

+ “Nam đế”: khẳng định vị thế của nước Nam ngang hàng với phương Bắc. 

 

@201200449811@

 

@201200450542@

- Cách ngắt nhịp của câu thơ trên cho thấy ý thức về không gian lãnh thổ đất nước quan trọng nhưng việc xác định quyền làm chủ đối với lãnh thổ ấy còn quan trọng hơn.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

- “Tiệt nhiên”: rõ ràng, có đạo lí, chính đáng mà không ai có thể chối cãi.

- “định phận”: chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.

- “thiên thư”: sách trời đã định.

 

@201200452468@

--> Tác giả khẳng định chủ quyền đất nước bằng việc phân chia ranh giới, địa phận rõ ràng, đất nước có vua cai quản. Tác giả còn lập luận chặt chẽ khi đưa ra lí lẽ đây là ý trời, không có ai được quyền thay đổi, xâm lấn.

2. Khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước quân xâm lược

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

+ “Như hà”: làm sao.

+ “nghịch”: trái ngược.

+ “lỗ”: bọn mọi rợ --> giặc ngoại xâm.

- Giặc không chỉ xâm phạm, đe dọa nền độc lập mà còn giày xéo nhân dân, khiến người Nam phải chịu nhiều khổ cực.

- Câu hỏi tu từ thể hiện:

+ Sự ngạc nhiên: chúng dám làm trái ý trời.

+ Sự khinh bỉ: một nước vốn tự cho mình ở vị thế cao nhưng ỷ mạnh hiếp yếu.

--> Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính là việc làm hợp lòng dân ý trời.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 

@201200451630@

--> Qua những phân tích trên, có thể hiểu được nội dung câu thơ: Quân giặc sẽ phải chính mắt chứng kiến việc thất bại tan tành do bọn chúng tự gây ra, rồi tự chuốc lấy.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ được xem như bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của dân tộc, khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông Nam quốc. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng thể hiện quyết tâm của vua tôi Đại Việt, nhất định sẽ đập tan âm mưu của kẻ thù.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn.

- Giọng thơ đanh thép, hùng hồn.

- Lí lẽ sắc bén.

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)