Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Danh sách bài làm & chấm bài  
Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen Các bài giảng

I. TƯƠNG TÁC GEN

  • Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.
  • Các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình.
  • Trong bài này, chúng ta chỉ đề cập đến tương tác gen không alen.

1. Tương tác bổ sung (bổ trợ)

  • Tương tác bổ sung là hiện tượng hai gen trội cùng tác động tạo nên kiểu hình mới.
  • Nếu cho P dị hợp 2 cặp gen (AaBb) lai với nhau, F1 có thể cho ra các tỷ lệ như sau:

​@200160341622@

2. Tương tác cộng gộp

  • Tương tác cộng gộp là mỗi alen tác động như nhau lên sự biểu hiện thành tính trạng. Tỷ lệ kiểu hình phụ thuộc vào số lượng alen trội có trong kiểu gen.
  • Ví dụ: Màu da của người do ít nhất 3 gen quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Cả 3 gen này cùng quy định sự tổng hợp sắc tố melanin trong da và chúng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Khi trong kiểu gen có 1 alen trội (bất kể là thuộc gen nào) thì tế bào của cơ thể tổng hợp nên một ít sắc tố melanin, nếu có cả 6 gen trội thì sẽ tổng hợp được lượng sắc tố melanin cao gấp 6 lần. Khi số lượng gen cộng gộp tăng lên thì số lượng các kiểu hình sẽ tăng lên, tạo nên một phổ biến dị liên tục.

Bài 10: Tương Tác Gen Và Tác Động Đa Hiệu Của Gen

  • Nếu cho P dị hợp 2 cặp gen (AaBb) lai với nhau, F1 có thể cho ra các tỷ lệ như sau:

​@200160371474@​

II. GEN ĐA HIỆU

Gen đa hiệu là một cặp gen quy định nhiều tính trạng \(\rightarrow\) Giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Ví dụ:

  • Ở người, gen HbA quy định sự tổng hợp chuỗi \(\beta\)-hemoglobin bình thường gồm 146 axit amin. Gen đột biến HbS cũng quy định chuỗi \(\beta\)-hemoglobin nhưng chỉ khác một axit amin ở vị trí số 6, thay axit amin Glu bằng axit amin Val, biến đổi hồng cầu từ dạng đĩa lõm hai mặt thành dạng lưỡi liềm.

Bài 10: Tương Tác Gen Và Tác Động Đa Hiệu Của Gen

  • Ở đậu Hà Lan, hoa tím có hạt màu nâu, nách lá có một chấm đen, còn hoa trắng thì hạt màu nhạt, nách lá không chấm đen.
  • Ở người, hội chứng Macphan do đột biến gen trội, chân dài và thủy tinh thể bị hủy hoại.

1. Nhiều gen khác nhau có thể tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. Sự tương tác gen có thể dễ nhận thấy nhất khi có sự biến đổi tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 trong phép lai hai tính trạng của Menđen.

2. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa hiệu.

3. Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học thuyết Menđen mà chỉ mở rộng thêm học thuyết Menđen.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)