Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Tri thức Ngữ văn

Danh sách bài làm & chấm bài  
Tri thức về thơ Đường luật Các bài giảng

TRI THỨC VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT

(Thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật)

1. Khái niệm

 

@201235339583@

- Thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc).

+ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ.

+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.

2. Đặc điểm

Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối.

a. Bố cục

- Bố cục của bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường thường được chia theo các cặp câu, gồm có bốn phần: đề, thực, luận, kết:

 

@201235340692@

- Bố cục bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thường được chia làm bốn phần: khởi, thừa, chuyển, hợp.

+ Khởi (câu 1): khai mở ý của bài thơ.

+ Thừa (câu 2): thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần khởi.

+ Chuyển (câu 3): chuyển ý thơ từ việc phản ánh các sự vật, hiện tượng ở hai câu đầu sang phần gợi mở về bản chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng được phản ánh.

+ Hợp (câu 4): kết ý, làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm của tác giả.

b. Luật

- Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ. Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị - tứ - lục phân minh, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng. Ví dụ: tiếng “thu” trong câu 1 – bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, cho biết bài thơ bát cú này làm theo luật bằng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh trắc thì bài thơ làm theo luật trắc. Ví dụ: tiếng “dạ”  trong câu 1 – bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, cho biết bài thơ tứ tuyệt này làm theo luật trắc.

c. Niêm

Niêm (nghĩa đen: dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau): sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ Đường luật được gọi là niêm. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc; như vậy, bằng niêm với bằng, trắc niêm trắc. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật quy định niêm luật như sau: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7. Thơ tứ tuyệt Đường luật quy định câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm với câu 3.

d. Vần

 

@201235341926@

- Vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.

e. Nhịp: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau. Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.

f. Đối: Cách đặt câu sóng đôi sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật  quy định câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. Thơ tứ tuyệt Đường luật  không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)