Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Tri thức ngữ văn

Danh sách bài làm & chấm bài  
Tri thức về Hài kịch Các bài giảng

TRI THỨC VỀ HÀI KỊCH

1. Khái niệm

 

@201235108536@

Lão hà tiện, Tác-tuýp, Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e, là những kiệt tác về hài kịch.

2. Đặc điểm

Hài kịch mang đầy đủ các đặc điểm chung của kịch, đồng thời thể hiện đặc điểm riêng qua các yếu tố như: nhân vật, hành động, xung đột, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…

a. Nhân vật

 

@201235109795@

Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu. Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm nên thường trở nên lố bịch, hài hước.

Ví dụ:

+ Ông Giuốc-đanh trong vở Trưởng giả học làm sang (Mô-li-e) rất kém hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra thông thái, thích làm sang, bắt chước giới quý tộc.

+ Ông Toàn Nha (Chủ tịch xã) trong vở kịch Bệnh sĩ (Lưu Quang Vũ) không biết gì về khoa học nhưng lại luôn nói những điều to tát, cao siêu, hiện đại,…

b. Hành động

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ,…) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch.

- Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;… Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hài kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột; qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm. 

- Hành động trong kịch gắn với mâu thuẫn và tính cách nhân vật nên thường tương phản với nhau. Trong màn kịch Trưởng giả học làm sang (Mô-li-e) rất kém hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra thông thái, thích làm sang; chỉ vì thích được gọi là “cụ lớn”, “đức ông” mà đã mất rất nhiều tiền thưởng cho những người thợ may lợi dụng.

c. Xung đột

- Trong hài kịch có nhiều hình thức xung đột, nhưng phổ biến nhất là sự không tương xứng giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Xung đột kịch biểu hiện qua hành động kịch với các sự việc, tình huống gây cười.

- Ví dụ: xung đột trong vở hài kịch Bệnh sĩ của Lưu Quang vũ là mâu thuẫn giữa sự chân thực, thật thà với bệnh giả dối, ảo tưởng. Nhưng cũng có mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu, ví dụ: mâu thuẫn giữa sự dốt nát của ông Giuốc-đanh (Jourdain) và mưu mô lừa lọc của gã phó may trong vở Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e.

d. Lời đối thoại

- Lời đối thoại trong hài kịch mang đậm tính khẩu ngữ; cấu trúc đối thoại dựa trên những nội dung đối nghịch.

 

@201235110538@

- Ví dụ: “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm tường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.

e. Lời chỉ dẫn

Lời chỉ dẫn là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường đặt trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng.

f. Thủ pháp trào phúng

- Thủ pháp trào phúng trong hài kịch chủ yếu là nghệ thuật phóng đại, tạo tình huống kịch tính, cải trang; dùng điệu bộ gây cười; dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ, gây hiểu lầm, thoại bỏ lửng, nhại,…

- Ví dụ: Trong Đổi tên cho xã (trích vở kịch Bệnh sĩ – Lưu Quang Vũ), những lời phát biểu của ông Chủ tịch xã đã được phóng đại lên nhiều lần bằng các lời lẽ hoa mĩ, sáo rỗng để người đọc thấy rõ bệnh khoa trương, hình thức đến mức giả dối, lố bịch.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)