Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 2: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Danh sách bài làm & chấm bài  
Tóm tắt lý thuyết Các bài giảng

1. Ngành trồng trọt

- Ngành trồng trọt hiện nay vẫn chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
​@61249@

1.1. Sản xuất lương thực

- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:

  • Đảm bảo lương thực cho trên 80 triệu dân.
  • Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
  • Nguồn hàng cho xuất khẩu.
  • Cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

- Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên: tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn: thiên tai, sâu bệnh...

- Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua:

  • Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (năm 1990), 7,5 triệu ha (năm 2002), sau đó giảm nhẹ, còn hơn 7,3 triệu ha (năm 2005).
  • Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương.
  • Năng suất lúa tăng mạnh. Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm.
  • Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
  • Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm.
  • Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước. Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
    ​@61250@

1.2. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

a. Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: nguồn lao động dồi dào, đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.

b. Khó khăn

- Thị trường thế giới có nhiều biến động.

- Chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính. 

c.Tình hình phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả 

- Cây công nghiệp:

  • Cây công nghiệp ở nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới ngoài ra còn có các cây có nguồn gốc cận nhiệt.
  • Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu ha.
  • Việt Nam trở thành quốc gia có vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, điều và hồ tiêu.
  • Cây công nghiệp lâu năm:
    + Cà phê: được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn có ở Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
    + Cao su trồng nhiều trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng nhiều ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
    + Hồ tiêu: được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
    + Điều: trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
    + Dừa: trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long
    + Chè: trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên (nhiều nhất ở Lâm Đồng)
  • Các cây công nghiệp hàng năm: 
    + Mía: các vùng chuyên canh mía đường được phát triển ở ĐB sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
    + Lạc: trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và Đắk Lắk.
    + Đậu tương: phân bố ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đắk Lắk, Đồng Tháp.
    + Đay: vùng trồng đay truyền thống là Đồng bằng sông Hồng.
    + Cói: ven biển Ninh Bình, Thanh Hoá.

- Cây ăn quả:

  • + Cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây.
    + Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐB sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tỉnh Bắc Giang (Trung du miền núi Bắc Bộ).
    + Những cây ăn quả được trồng tập trung nhất là: chuối, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm và dứa.
    @61252@

2. Ngành chăn nuôi
- Đặc điểm của ngành chăn nuôi:

  • Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng khá vững chắc.
  • Xu hướng: đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
  •  Các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

- Điều kiện phát triển:

  • Thuận lợi: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp. \
  • Khó khăn: giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng chưa cao; dịch bệnh hại gia súc, gia cầm; hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.

2.1. Chăn nuôi lợn và gia cầm

- Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu.

- Tình hình phát triển:

  • Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.
  • Gia cầm trên 250 triệu con (2003), do dịch bệnh nên còn 220 triệu con (2005)
  • Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và các địa phương có các cơ sở chế biến thịt.
  • Phân bố: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
    ​@61251@

 2.2. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ

- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.

- Tình hình phát triển: 

  • Trâu ổn định ở mức 2,9 triệu con. Tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
  • Bò từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu (đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX) đến năm 2005 là 5,5, triệu con và có xu hướng tăng mạnh. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
  • Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.
  • Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh (540 nghìn con năm 2000 tăng lên 1314 nghìn con năm 2005)
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)