Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt

Danh sách bài làm & chấm bài  
Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt Các bài giảng

Thực hành tiếng Việt

Từ Hán Việt

I. Tri thức Ngữ văn.

1. Yếu tố Hán Việt.

- Các tiếng tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

2. Từ Hán Việt.

​@201236899957@

 

​​@201236898135@
​@201236900924@

- Từ ghép Hán Việt có 2 loại chính: 

  • Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, thành tố chính đứng trước và thành tố phụ đứng sau làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho thành tố chính.

Ví dụ: Khai trương, thất vọng,..

Giải thích từ "khai trương"

+ Khai: có nghĩa là bắt đầu.

+ Trương: có nghĩa là mở ra, căng ra, triển khai.

Từ "trương" có nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho từ "khai", do vậy từ "trương" đứng ở sau, làm thành tố phụ, còn từ "khai" đứng ở trước làm thành tố chính cho từ "khai trương". Do vậy, "khai trương" là từ ghép Hán Việt chính phụ.

  • Từ ghép đẳng lập: là loại từ ghép có các thành tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không có thành tố nào chính, không có thành tố nào phụ.

Ví dụ: thiên địa, kì vĩ,...

Giải thích từ "thiên địa":

+ Thiên: có nghĩa là trời.

+ Địa: có nghĩa là đất.

Cả hai từ này đều bình đẳng về mặt nghĩa pháp, không có từ nào chính, từ nào phụ nên được gọi là từ Hán Việt đẳng lập.

​@201236901820@

II. Luyện tập

Câu 1. Tìm thêm các từ Hán Việt để điền vào bảng sau và giải thích ý nghĩa mỗi từ.

Gợi ý:

STT Yếu tố hán Việt Từ Hán Việt
1 vô (không) vô tình, vô dụng,..
2 hữu (có) hữu duyên, hữu hiệu,..
3 hữu (bạn) thân hữu, bằng hữu,..
4 lạm (quá mức) lạm thu, lạm quyền,..
5 tuyệt (tột độ, hết mức) tuyệt sắc, tuyệt mĩ,..
6 tuyệt (dứt, hết) tuyệt giao, tuyệt chủng,..
7 gia (thêm vào) gia tăng, gia nhập,..
8 gia (nhà) gia phong, gia sản,..
9 chinh (đánh dẹp) chinh phạt, chinh chiến,..
10 chinh (đi xa) chinh phu, chinh phụ,..

Giải thích ý nghĩa các từ:

1.    Vô (không)     

- Vô dụng: Không có tác dụng gì, không dùng được vào việc gì cả.

- Vô tình: không còn tình cảm.

2.   Hữu (có)    

- Hữu hiệu: có tác dụng, hiệu lực.

- Hữu duyên: có duyên với nhau.

3.    Hữu (bạn)    

- Thân hữu: Bạn bè thân thuộc.

- Bằng hữu: Bạn bè.

4.   Lạm (quá mức)

- Lạm quyền: Làm những việc vượt quá quyền hạn của mình.

- Lạm thu: Thu quá mức quy định (thường để chiếm làm của riêng).

5.    Tuyệt (cực kì, hết mức)    

- Tuyệt sắc: Có nhan sắc tuyệt đẹp, không ai sánh bằng.

- Tuyệt mĩ: đẹp đến mức không còn có thể hơn.

6.    Tuyệt (dứt, không còn gì)

- Tuyệt giao: cắt đứt mọi quan hệ, không đi lại ,giao thiệp với nhau nữa.

- Tuyệt chủng: Bị mất hẳn nòi giống.

7.    Gia (thêm vào)    

- Gia nhập: tham gia.

- Gia tăng: thêm, tăng lên.

8.  Gia (nhà)

  • Gia phong: thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của một gia đình.

  • Gia sản: toàn bộ tài sản nói chung của một gia đình.

9. Chinh (đánh dẹp)

  • Chinh phạt: chỉ các nước lớn đem quân đến các nước nhỏ để đánh chiếm, lấy cớ là để trị tội.

  • Chinh chiến: ý chỉ chiến đấu ngoài mặt trận.

10. Chinh (đi xa):

  • Chinh phu: người đàn ông đi đánh giặc nơi xa.

  • Chinh phụ: vợ của người đàn ông đi đánh giặc nơi xa.

Câu 2: Đặt 3 câu với 3 từ vừa tìm được ở bài tập 1.

Gợi ý làm bài: 

  • Nơi đây có phong cảnh tuyệt mĩ.

  • Loài khủng long đã tuyệt chủng từ hàng trăm triệu năm trước.

  • Người chinh phụ nhớ chồng đang chinh chiến ở phương xa.

Câu 3: Giải thích ý nghĩa của các từ in đậm.

Gợi ý trả lời:

a, Vô hình: Không nhìn thấy được hình thế (nhưng lại thấy được tác động); trái nghĩa với “hữu hình”.

b, 

  • Thâm trầm: sâu sắc và kín đáo, không dễ dàng để tâm tư, tình cảm cũng như ý nghĩ bộc lộ ra bên ngoài.
  • Điềm đạm: luôn từ tốn, nhẹ nhàng, không gắt gỏng, nóng nảy.
  • Khẩn trương: hết sức tranh thủ thời gian, tập trung sự chú ý và sức lực, nhằm mau chóng đạt kết quả.

c, Tuyệt chủng: bị mất hẳn giống nòi.

d, Đồng bào: chỉ những người cùng một nòi giống, cùng một dân tộc.

Câu 4: 

  • Hoang dã: có tính chất tự nhiên của núi rừng, xa đời sống xã hội lời người.

        Hoang dã mang sắc thái trung hòa.

  • Mông muội: 

+ Giai đoạn hình thành và phát triển đầu tiên của xã hội nguyên thủy, khi con người sống chủ yếu bằng hái lượm. Mang sắc thái trung hòa.

+ Ngu dại, tối tăm. Mang sắc thái tiêu cực.

  • Không thể thay thế từ “mông muội” thay cho từ “hoang dã” trong trường hợp này.

  • Trong ngữ liệu đã cho, nếu dùng từ “mông muội” thì từ này sẽ được dùng với nghĩa thứ hai “ngu dại, tối tăm” (kể mông muội). Khi chúng ta thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội”, ý nghĩa của đoạn văn sẽ thay đổi vì “mông muội” với nghĩa thứ hai “ngu dại, tối tăm” mang sắc thái tiêu cực; còn “hoang dã” có sắc thái nghĩa trung hòa.

Câu 5: Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau:

a, Vô từ/ vô ý thức

  • Vô tư: không lo nghĩ gì.

Ví dụ: Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư nhất của con người.

  • Vô ý thức: không có chủ định, không nhận biết rõ việc mình đang làm là không đúng, là sai.

Ví dụ: Xả rác bừa bãi nơi công cộng là hành vi vô ý thức.

Lưu ý: Ngoài từ “vô tư” với nghĩa “không lo nghĩ gì” ở trên thì “vô tư” còn có các nghĩa:

  • Không nghĩ đến lợi ích riêng tư. Ví dụ: Sự giúp đỡ hào hiệp, vô tư.

  • Không thiên vị ai cả. Ví dụ: Nhận xét một cách vô tư, khách quan.

b, Chinh phu/ chinh phụ.

  • Chinh phu: người đàn ông đi đánh giặc nơi xa.

Ví dụ: Hình ảnh người chinh phu trong tác phẩm này chỉ xuất hiện trong nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.

  • Chinh phụ: vợ của người đàn ông đi đánh giặc nơi xa.

Ví dụ: “Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm diễn tả mọi cung bậc nỗi buồn của người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.

 
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)