Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Danh sách bài làm & chấm bài  
Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp Các bài giảng

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐOẠN VĂN SONG SONG VÀ ĐOẠN VĂN PHỐI HỢP

I. Lí thuyết

Nhận biết đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức

đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

1. Đặc điểm

- Đoạn văn song song

     Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội.

(Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em) 

Đoạn văn có ba câu, mỗi câu nêu một điều cần làm để đáp ứng quyền lợi của trẻ em. Mặc dù không có câu chủ đề, nhưng tất cả các câu trong đoạn cùng thể hiện một chủ đề: trách nhiệm đối với trẻ em.

- Đoạn văn phối hợp

     Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái độ mặc kệ, bất cần, ai cười, người ấy nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc, soi xét bản thân, lặng lẽ sửa mình. Nhưng cũng có những người, bị tiếng cười của đám đông nhằm tới, do thiếu bản lĩnh, nên hoảng hốt, lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. Như vậy, sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao?

(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe)

Đoạn văn trên có câu mở đầu (in đậm) nêu chủ đề của đoạn: mọi người sẽ có phản ứng khác nhau khi bị chê cười. Bốn câu tiếp nêu các kiểu phản ứng cụ thể. Câu cuối đoạn (in đậm) khái quát tác hại của sự cười nhạo đối với con người.

b. Chức năng

- Đoạn văn song song tuy không có câu chủ đề, nhưng nội dung của cả đoạn vẫn thống nhất. Kiểu đoạn văn song song rất phù hợp với việc trình bày các thông tin khách quan, không hàm chứa sự đánh giá chủ quan của người viết. Kết luận thế nào là do người đọc tự suy nghĩ và rút ra.

- Đoạn văn phối hợp có cấu trúc rất chặt theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Câu đầu và câu cuối đoạn đều là câu chủ đề. Kiểu đoạn văn này rất phù hợp với việc khẳng định chắc chắn điều mà người viết cho là chân lí.

II. Luyện tập

1. Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.

a.    Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

 

@201210548148@

Kiểu tổ chức đoạn văn này đòi hỏi người đọc tự suy nghĩ, rút ra chủ đề ngầm ẩn thể hiện trong quan hệ về nội dung của các câu.

b.     Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

 

@201210549921@

Đoạn văn được tổ chức như trên giúp người đọc dễ dàng nhận biết và nắm vững ý chính của đoạn.

2. Đoạn văn sau được tổ chức theo kiểu nào? Chủ đề của đoạn văn là gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

    Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương)

 

@201210550960@

 

@201210552654@

3. Viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp (mỗi đoạn khoảng 7 – 9 câu) theo chủ đề tự chọn.

- Xác định đề tài (mỗi đoạn nên chọn một đề tài để viết). Ví dụ: tình bạn, tình thầy trò, ý nghĩa của việc đọc sách, tôn trọng người khác, trách nhiệm với cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường,…

- Bám vào đặc điểm của từng kiểu đoạn văn để viết.

- Đọc lại đoạn văn vừa viết, đối chiếu với yêu cầu của bài tập để chỉnh sửa.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)