Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Thực hành tiếng Việt: Câu hỏi tu từ

Danh sách bài làm & chấm bài  
Thực hành tiếng Việt: Câu hỏi tu từ Các bài giảng

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU HỎI TU TỪ

I. Kiến thức trọng tâm

Đọc các ví dụ sau:

a.

- Có đi xem phim với tớ không?

- Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?

Câu thứ nhất là câu có mục đích hỏi. Câu thứ hai có hình thức là câu hỏi nhưng lại biểu thị sự từ chối (không đi xem phim được). Vậy câu thứ hai là câu hỏi tu từ.

b.

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

(Ta-go, Mây và sóng)

Câu “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” là câu có mục đích hỏi. Câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” dùng hình thức câu hỏi nhưng là để khẳng định (không thể đi chơi ở những nơi kì thú, xa xôi). Vậy câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” là câu hỏi tu từ.

--> Câu hỏi tu từ là câu không dùng để hỏi mà dùng để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,… Điểm khác biệt giữa câu hỏi tu từ và câu hỏi thông thường đó là, câu hỏi tu từ có hiệu quả tu từ.

Tác dụng của câu hỏi tu từ

Trong giao tiếp, câu hỏi tu từ nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc, người nghe, làm cho lời nói thêm uyển chuyển, giàu sắc thái biểu cảm. Câu “Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thế này à?” ở ví dụ a cho thấy người được rủ đi xem phim đưa ra lí do để từ chối lời mời, mong nhận được sự thông cảm của người mời.

Câu hỏi tu từ được dùng trong văn học nhằm làm tăng sắc thái biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa, tạo hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm. Câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” ở ví dụ b là sự khẳng định tình cảm gắn bó, không thể tách rời của con với mẹ.

II. Thực hành

1. Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang. Giải thích vì sao đó là những câu hỏi tu từ.

Gợi ý: Học sinh rà soát lại các câu có kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn trích, từ đó xác định các câu hỏi tu từ. Sau đó, học sinh cần dựa vào ngữ cảnh, tìm ra ý nghĩa thực sự của câu.

 

@201228257964@

2. Viết lại các câu hỏi tu từ em tìm được ở bài tập 1 thành câu kể (kết thúc bằng dấu chấm) sao cho vẫn giữ được ý nghĩa thông báo của câu. So sánh hiệu quả của câu hỏi tu từ với hiệu quả của câu kể.

 

@201228259877@

 

3. Chuyển đổi các câu sau đây sang hình thức câu hỏi tu từ:

 

a. – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.

Nếu muốn thể hiện thái độ trần tình vì đến muộn, có thể chuyển đổi thành câu: “Tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài, làm sao mà tôi đến sớm hơn được?”.

b. – Hãy thong thả, chú mình.

(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)

 

@201228258374@

4. Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn dưới đây có phải câu hỏi tu từ không? Vì sao?

   Ơi ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy tiếng rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đất là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?

(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt) 

Những câu hỏi trong đoạn trích đều là câu hỏi tu từ vì mặc dù có hình thức là câu hỏi với những từ để hỏi như “có phải”, “phải chăng” và kết thúc bằng dấm chấm hỏi nhưng các câu này đều nhằm khẳng định những ý được nêu trong câu. 

5. Đặt câu hỏi tu từ cho từng tình huống sau đây:

a. Bày tỏ cảm xúc khi được nhận một món quà từ người thân.

Gợi ý: Ôi, món quà đẹp quá! Có thật là mẹ tặng nó cho con không ạ?

b. Bày tỏ suy nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc.

Gợi ý: Nàng Tấm đáng thương đến thế sao?

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)