Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Chủ đề 1: Phong trào cách mạng 1930 - 1931

Danh sách bài làm & chấm bài  
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 Các bài giảng

1. Nguyên nhân bùng nổ

a. Tình hình kinh tế

- Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bắt đầu bị suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933:

hang-nguoi-that-nghiep-xep-hang-dai.png
Hàng nghìn người thất nghiệp ở Mĩ trong cuộc khủng hoảng kinh tế

- Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ trong nông nghiệp.

+ Trong nông nghiệp: lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang.

+ Trong công nghiệp: sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm.

+ Trong thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏi.

Chợ Biên Hòa 1929.jpg
Chợ Biên Hòa năm 1929

=> Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam nặng nề hơn so với các nước thuộc địa khác của Pháp.

@58473@

b. Tình hình xã hội

- Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế là đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động:

+ Công nhân bị sa thải, số người có việc làm thì đồng lương ít ỏi

+ Nông dân chịu cảnh thuế cao ngày càng bị bần cùng hóa.

+ các tầng lớp khác cũng chịu hậu quả xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế.

=> Mâu thuẫn xã hội gay gắt, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; thứ hai là mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến và nông dân.

c. Tình hình chính trị

- Sau khởi nghĩa Yên Bái thất bại năm 1930, Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước, làm căng thẳng thêm những mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội.

- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân đứng lên đấu tranh.

2. Diễn biến và kết quả của phong trào cách mạng 1930 - 1931

a. Diễn biến

- Từ tháng 2 đến tháng 4/1930 nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trên cả nước. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế. Xuất hiện các khẩu hiệu chính trị: "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc. "Đả đảo phong kiến"; " Thả tù chính trị".

- Đặc biệt, nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày quốc tế lao động, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới. Công nhân ở các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Sài Gòn - Chợ Lớn rải truyền đơn, sử dụng cờ Đảng mít tinh, biểu tình, tuần hành,... để đấu tranh.

- Tháng 6, 7 và tháng 8.1930, phong trào vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi với hơn 121 cuộc đấu tranh.

- Tháng 9/1930, phong trào dâng cao ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ, hàng nghìn người kéo đến các huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế. Cuộc đấu tranh này được công nhân nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh) hưởng ứng.

xvnt_500.jpg
Lược đồ phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh

- Ngày 12/9/1930, tiêu biểu với cuộc đấu tranh của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) với khẩu hiệu "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, ruộng đất về tay dân cày".

xo viet nghe  tinh.jpg
Cuộc đấu tranh của công - nông Nghệ An - Hà Tĩnh
4_9-17_10_57_251.jpg
Cuộc đấu tranh của nông dân Hưng Nguyên.

 

@58474@@58476@

b. Kết quả

- Hệ thống chính quyền địch tê liệt, tan rã ở nhiều thôn xã.

- Các tổ chức Đảng ở thôn xã lãnh đạo quần chúng nhân dân làm chủ vận mệnh, tự đứng ra quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm chức năng của một chính quyền, được gọi là các Xô viết.

3. Sự thành lập, hoạt động và ý nghĩa của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh

a. Sự thành lập

- Tháng 9/1930, phong trào cách mạng ở Nghệ An - Hà Tĩnh phát triển tới đỉnh cao, chính quyền địch bị tê liệt, tan rã. Trước tình hình đó, Đảng đã lãnh đạo quần chúng thành lập các Xô viết. Các Xô viết được thành lập ở một số xã thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

b. Hoạt động

+ Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, được tự do hội họp, thành lập các đội "Tự vệ đỏ" và tòa án nhân dân.

doi-tu-ve.jpg
Đội Tự vệ đỏ ở Hòa Quân, Đông Sở, Nghệ An

+ Về kinh tế: thi hành biện pháp tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ và các thứ thuế vô lí của đế quốc phong kiến.

+ Về văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn như: mê tín dị đoan, cờ bạc, trật tự an ninh được giữ vũng, tinh thần đoàn kết được xây dựng.

c. Ý nghĩa

- Tuy chỉ tồn tại trong vòng 4 - 5 tháng nhưng hoạt động của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh  đã đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ tính ưu việt của một chính quyền mới, chính quyền "của dân, do dân và vì dân". Vì thế Xô viết Nghệ Tĩnh được coi là đỉnh cao của cách mạng trong giai đoạn này, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ nhân dân trong cả nước.

@58475@

4. Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và bài học kinh nghiệm

a. Ý nghĩa lịch sử

- Phong trào đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với phong trào cách mạng Đông Dương. Phong trào đã chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân: độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.

- Từ phong trào cách mạng 1930 - 1931 khối liên minh công - nông được hình thành.

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam được đánh giá cao trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là 1 bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản,

b. Bài học kinh nghiệm

- Để lại bài học về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất về phương thức tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

=> Phong trào cách mạng 1930 - 1931 có ý nghĩa như là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

@58477@

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)