Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 1: Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên

Danh sách bài làm & chấm bài  
Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên Các bài giảng

1. Mở rộng khái niệm phân số

Ta có thể ghi kết quả của phép chia $(-3):5$ dưới dạng \(\dfrac{-3}{5}\). Người ta cũng gọi \(\dfrac{-3}{5}\) là phân số và đọc là "âm ba phần năm".

Ta gọi \(\dfrac{a}{b}\), trong đó \(a,b\inℤ,b\ne0\) là phân số, $a$ là tử số (tử) và $b$ là mẫu số (mẫu) của phân số. Phân số \(\dfrac{a}{b}\) đọc là $a$ phần $b$.

Chú ý: Ta có thể dùng phân số để ghi (viết, biểu diễn) kết quả phép chia một số nguyên cho một số nguyên khác 0.

Ví dụ: Phân số \(\dfrac{2}{-5}\) là ghi kết quả phép chia 2 cho $-5$.

@200285797178@@200285800886@

2. Phân số bằng nhau

@200285831171@

Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) được gọi là bằng nhau, viết là \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\), nếu \(a.d=b.c\).

Ví dụ: 

a) \(\dfrac{4}{5}=\dfrac{-8}{-10}\) vì \(4.\left(-10\right)=5.\left(-8\right)\) (cùng bằng $-40$).

b) \(\dfrac{9}{8}\) không bằng \(\dfrac{5}{4}\) vì $9.4$ không bằng $8.5$. Viết \(\dfrac{9}{8}\ne\dfrac{5}{4}\).

Chú ý: Điều kiện $a.d=b.c$ gọi là điều kiện bằng nhau của hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\).

@200285841235@

3. Biểu diễn số nguyên ở dạng phân số

Thương của phép chia $-5$ cho 1 là $-5$ và cũng viết thành phân số \(\dfrac{-5}{1}\).

Mỗi số nguyên $n$ có thể coi là phân số \(\dfrac{n}{1}\) (viết \(\dfrac{n}{1}=n\)). Khi đó số nguyên $n$ được biểu diễn ở dạng phân số \(\dfrac{n}{1}\).

Ví dụ: \(10=\dfrac{10}{1}\)\(-23=\dfrac{-23}{1}\).

@200285857858@
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)