Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Toán: Ôn tập xác suất thống kê

Danh sách bài làm & chấm bài  
Ôn tập xác suất Các bài giảng

1. BIẾN CỐ

- Khái niệm: Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố.

+ Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.

+ Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra.

+ Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không.

- Ví dụ:

A: " Khi gieo một đồng xu thì mặt xuất hiện trên đồng xu là mặt sấp hoặc ngửa";

B: " Ngày mai, mặt trời lặn ở phía đông";

C: "Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc sắc là chín".

Biến cố A là biến cố chắc chắn vì nó luôn xảy ra, đồng xu chỉ có hai mặt sấp hoặc ngửa.

Biến cố B là biến cố không thể vì nó không bao giờ xảy ra.

Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước được nó có xảy ra hay không.

2. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

- Định nghĩa: Khả năng xảy ra của một biến cố được đo lường bởi một số nhận giá trị từ 0 đến 1 gọi là xác suất của biến cố đó.

- Chú ý: Xác suất của một biến cố được viết dưới dạng phân số, số thập phân hoặc phần trăm. 

3. XÁC SUẤT CỦA MỘT SỐ BIẾN CỐ ĐƠN GIẢN

- Xác suất của biến cố chắc chắn và biến cố không thể

+ Khả năng xảy ra của biến cố chắc chắn là 100%. Vậy biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1.

+ Khả năng xảy ra của biến cố không thể là 0%. Vậy biến cố không thể có xác suất bằng 0.

- nXác suất của các biến cố đồng khả năng

Trong một trò chơi hay một thí nghiệm, nếu có $k$ biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra duy nhất một biến cố trong $k$ biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó đều bằng $\dfrac1k$​.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)