Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Ôn tập Chương 5

Danh sách bài làm & chấm bài  
Ôn tập chương 5 Các bài giảng

I. Hệ thống hoá kiến thức

Ôn tập chương 5

II. Bài tập

Câu 1. Hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật rất đa dạng, điều này có ý nghĩa gì đối với tự nhiên?

Trả lời:

Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật bao gồm:

  • Quang tự dưỡng (vi khuẩn lam, tảo lục đơn bào, trùng roi xanh).
  • Hoá tự dưỡng (vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxy hoá hydrogen, vi khuẩn oxy hoá lưu huỳnh).
  • Quang dị dưỡng (vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía).
  • Hoá dị dưỡng (vi nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp).

→ Vi sinh vật đóng vai trò là mắt xích quan trọng nhất trong quá trình chuyển hoá, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, góp phần làm sạch môi trường, chuyển hoá chất hữu cơ thành chất vô cơ cung cấp cho sinh vật sản xuất.

Câu 2. Vì sao khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi?

nước sôi
Nước sôi

Trả lời: 

Khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi để tiêu diệt các vi khuẩn khác, tránh nhiễm khuẩn vào sữa chua lên men.

Câu 3. Quan sát đồ thị ở hình dưới đây và giải thích sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol.

Đường cong sinh trưởng
Đường cong sinh trưởng kép của vi khuẩn E. coli trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol

Trả lời: 

Khi trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol, vi khuẩn E. coli tổng hợp enzyme phân huỷ glucose trước vì glucose dễ đồng hoá hơn.

Sau khi nguồn glucose cạn kiệt, vi khuẩn E. coli sẽ được sorbitol cảm ứng để tổng hợp enzyme phân huỷ sorbitol. 

→ Đường cong sinh trưởng có 2 pha tiềm phát, 2 pha luỹ thừa, 2 pha cân bằng.

Câu 4. Người dân dựa vào cơ sở khoa học nào để làm nước mắm từ cá? Độ đạm nước mắm là gì?

Trả lời:

Sản xuất nước mắm

  • Người dân dựa vào khả năng vi sinh vật có thể tiết ra enzyme để phân giải protein có trong cá tạo thành các amino acid có trong nước mắm.
  • Độ đạm của nước mắm chính là tỉ lệ % protein có trong nước mắm.

Câu 5.

​@200622945442@

Câu 6.

​@200622622503@

Câu 7. Hãy so sánh ưu điểm, nhược điểm của thuốc trừ sâu và phân bón hoá học với thuốc trừ sâu và phân bón sinh học.

Trả lời:

  • Ưu điểm:

Thuốc trừ sâu

hoá học

- Hiệu quả nhanh chóng, diệt được sâu bệnh trên diện rộng.

Thuốc trừ sâu

sinh học

- Hiệu quả lâu dài.

- Chỉ diệt sâu bệnh mà không ảnh hưởng đến các sinh vật khác.

- Không ảnh hưởng đến môi trường, không làm giảm chất lượng sản phẩm, không gây độc hại đến người sử dụng sản phẩm.

- Giá thành thấp.

Phân bón

hoá học

- Hiệu quả nhanh.

- Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hoà tan, dễ hấp thụ.

Phân bón

sinh học

- Hiệu quả lâu dài, ngoài việc cung cấp các chất khoáng cơ bản còn cung cấp các vi lượng, chất kích thích tăng trưởng, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hấp thụ, phân giải các chất trong đất, cố định đạm.
  • Nhược điểm:

Thuốc trừ sâu

hoá học

- Không có hiệu quả lâu dài.

- Diệt cả những sinh vật có ích.

- Gây ô nhiễm môi trường.

- Có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Gây ngộ độc.

- Gây nhờn thuốc.

- Giá thành cao.

Thuốc trừ sâu

sinh học

- Hiệu quả chậm hơn.

- Khó bảo quản.

Phân bón

hoá học

- Chứa ít chất dinh dưỡng hơn.

- Bón liên tục sẽ làm cho đất chua.

- Ảnh hưởng đến môi trường.

Phân bón

sinh học

- Hiệu quả chậm hơn.

- Có hạn sử dụng nhất định.

- Khó bảo quản hơn.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)