Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 12: Muối

Danh sách bài làm & chấm bài  
Muối Các bài giảng

I. Khái niệm muối

- Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

Ví dụ 1: HCl + NaOH → NaCl + H2O

Trong phản ứng trên, ion H+ của hydrochloric aicd đã được thay thế bởi ion Na+.

II. Tên gọi của muối

- Tên gọi muối của một số acid được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1: Tên gọi muối của một số acid

Acid Muối Ví dụ
Hydrochloric acid (HCl) Muối chloride Sodium chloride: NaCl
Sulfuric acid (H2SO4) Muối sulfate Copper (II) sulfate: CuSO4
Phosphoric acid (H3PO4) Muối phosphate Potassium phosphate: K3PO4
Carbonic acid (H2CO3) Muối carbonate Calcium carbonate: CaCO3
Nitric acid (HNO3) Muối nitrate Magnesium nitrate: Mg(NO3)2
​@201067764106@

III. Tính tan của muối

- Có muối tan tốt trong nước như: NaCl, CuSO4, Ca(NO3)2,...

- Có muối ít tan trong nước như: CaSO4, PbCl2,...

- Có muối không tan trong nước như: CaCO3, BaSO4, AgCl,...

loading...
Hình 1: Bảng tính tan của một số muối

 

IV. Tính chất hoá học của muối

1. Tác dụng với kim loại

- Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ 2: Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe

2. Tác dụng với acid

- Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. Sản phẩm tạo thành của phản ứng có ít nhất một chất là chất khí/chất ít tan/không tan.

Ví dụ 3: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

3. Tác dụng với base

- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/chất ít tan/không tan,...

Ví dụ 4: FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

4. Tác dụng với muối

- Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó có ít nhất một muối không tan hoặc ít tan.

Ví dụ 5: 2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl + Ba(NO3)2

​@201067805658@

V. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

- Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối được tóm tắt trong sơ đồ sau:

loading...
Hình 2: Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

 

​@201067806752@

 VI. Một số phương pháp điều chế muối

- Muối có thể điều chế bằng một số phương pháp như sau:

+ Dung dịch acid tác dụng với base.

Ví dụ 6: HCl + NaOH → NaCl + H2O

+ Dung dịch acid tác dụng với oxide base.

Ví dụ 7: 2HNO3 + CaO → Cu(NO3)2 + H2O

+ Dung dịch acid tác dụng với muối.

Ví dụ 8: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base.

Ví dụ 9: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.

Ví dụ 10: NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

​@201067807404@

1. Muối là những hợp chất được tạo ra khi thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

2. Muối tác dụng với kim loại, dung dịch acid, dung dịch base, dung dịch muối.

3. Muối có thể được tạo ra bằng cách cho dung dịch acid tác dụng với: base, oxide base, muối hoặc cho hai dung dịch muối tác dụng với nhau,...

4. Acid, base và oxid có các tính chất hoá học sau:

- Dung dịch acid: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng với kim loại, base, oxide base, muối.

- Dung dịch base: làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, tác dụng với dung dịch acid, oxide acid và dung dịch muối.

- Oxide base tác dụng với dung dịch acid, oxide acid tác dụng với dung dịch base.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)