Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 2. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?

Danh sách bài làm & chấm bài  
Lý thuyết Các bài giảng

1. Tư liệu hiện vật

- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

- Chúng có thể cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

Bảo vật quốc gia: Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 1.
Đầu rồng trong trang trí kiến trúc ở Hoàng thành Thăng Long thời Lý

 

@869755@

2. Tư liệu chữ viết

- Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết.

- Nguồn tư liệu này ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người nhưng thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.

Vì sao nhà Mạc chỉ dựng duy nhất một tấm bia tiến sĩ?
Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội)

@869758@

3. Tư liệu truyền miệng

- Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,...) được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác gọi là tư liệu truyền miệng.

- Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

Chuyện ít biết về thần tướng tiên phong cùng Thánh Gióng đánh giặc - Giáo  dục
Thánh Gióng đánh giặc Ân

 

@869760@​

4. Tư liệu gốc

- Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.

- Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

Trưng bày 'Ánh sáng từ Đường Kách mệnh' | baotintuc.vn
Bản gốc "Đường Kách mệnh" trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

 

=> Dựa vào các nguồn tài liệu, mỗi nhà sử học thường chỉ có thể làm sáng tỏ được một phần lịch sử theo quan điểm của mình. Vì vậy, chúng ta có thể bắt gặp nhiều cách giải thích khác nhau về cùng một sự việc trong quá khứ.

 

1. Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... của người xưa còn giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

2. Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ.

3. Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.

4. Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)