Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 8. Tiết kiệm

Danh sách bài làm & chấm bài  
Lý thuyết Các bài giảng

1. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm

a. Thế nào là tiết kiệm

*Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ

      Bác Hồ là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Hằng ngày, trong mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá ba món và thường là các món dân dã như: tương cà, dưa, cá kho...Bác bảo ăn món gì hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi nẫu, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Bác luôn nghĩ đến người nghèo: “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo.”

      Bác tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất. Bác nói: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to.” Và Bác khẳng định: “Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều.”

(Phỏng theo bài Sẻ cơm nhường áo đăng trên báo Cứu quốc – Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, tập 4, trang 33, năm 2011)

  1. Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ?

  2. Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là là gì?

  3. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

*Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ:

- Bữa ăn quy định không quá 3 món.

- Ăn món gì phải hết đấy.

- Có quả chuối hơi nẫu, nhiều người không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn.

- Đi công tác Bác thường bảo các đồng chỉ chuẩn bị cơm nắm.

- 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, 1 tháng nhịn ăn 3 bữa để cho người nghèo.

- Nếu miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng 1 tờ to

2. Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là: sử dụng 1 cách hợp lý tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của người khác. Chúng ta phải tiết kiệm vì tiết kiệm không chỉ giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. 

3. Em rút ra được bài học cho bản thân từ bài học: từ câu chuyện về sự tiết kiệm của Bác Hồ em rút ra được bài học lớn là chúng ta phải biết tiết kiệm từ mọi việc làm nhỏ nhặt nhất có thể. Tiết kiệm giúp ta có thêm những khoản dư để sử dụng vào việc khác, tiết kiệm điện và nước sẽ có ích cho môi trường, là học sinh chúng ta cần tiết kiệm giấy, mực và sử dụng thời gian hiệu quả cho việc học tập và rèn luyện.

b. Biểu hiện của tiết kiệm

- Những biểu hiện tiết kiệm: 

     + Tái sử dụng những vật đã dùng.

     + Dùng lại những vật còn sử dụng được.

     + Xử dụng tiền tiết kiệm, không tiêu hoang phí.

     + Bảo vệ tài sản cá nhân và tập thể.

- Những biểu hiện lãng phí:

     + Không bảo quản những vật dụng đang dùng.

     + Nghịch gợm, phá hỏng đồ dùng..

     + Bật điều hòa khi trời mát,….

Đua đòi, ỷ lại vào người khác chính là lối sống đối lập với tiết kiệm.

@764343@@764344@@764345@

2. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

- Nếu không biết tiết kiệm, chi tiêu không hợp lí, không nghĩ đến ngày mai, đề phòng bất chắc xảy ra sẽ dẫn đến hậu quả khi đau ốm, khi hoạn nạn không có tiền để trang trải các khoản chi tiêu cần thiết.

- Nếu biết kiệm thời bằng cách sắp xếp những công việc hợp lí để có thể thực hiện những công việc cần làm và bản thân muốn làm, làm được nhiều việc có ích hơn…Tiết kiệm thời gian rất quan trọng bởi vì thời gian trôi không bao giờ quay trở lại.

- Ngoài ra chúng ta còn phải biết tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm sức lao động,.... Tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng: Góp phần giảm mức độ tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng; Giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường; Tiết kiệm một phần chi phí cho gia đình và quốc gia.

3. Cách thực hiện tiết kiệm

a. Thực hiện tiết kiệm tiền

- Ghi vào giấy những vật dụng cần thiết và mua đúng như vậy, thể hiện việc chi tiêu có kế hoạch, tránh lãng phí 

- Em bỏ tiền mừng tuổi vào nuôi lợn đất

- Không xin tiền bố mẹ để ăn quà vặt

- Bảo quản tốt dụng cụ học tập

- Không mua những vật dụng không cần thiết.

b. Thực hiện tiết kiệm thời gian

- Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc

- Không dùng thời gian làm những việc không có ích.

- Luôn luôn đúng giờ, tiết kiệm thời gian cho mình và người khác

c. Thực hiện tiết kiệm điện

- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. 

- Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện. 

- Sử dụng công tắc thông minh. 

- Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà 

- Giặt, rửa bằng nước lạnh.

- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

d. Thực hiện tiết kiệm nước

- Kiểm tra rò rỉ do bồn vệ sinh.

- Khóa vòi nước trong khi không sử dụng.

- Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước.

- Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả…

1. Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

2. Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

3. Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần:

+ Tắt thiết bị điện khi không cần thiết.

+ Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc,

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả.

+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động...

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)