Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 7. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Danh sách bài làm & chấm bài  
Lý thuyết Các bài giảng

1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

- Những tình huống nguy hiểm từ con người:

+ Bắt cóc, cướp giật tài sản.

+ Té ngã trong sân trường.

+ Đi xe phóng nhanh vượt ẩu.

+...

Một số tình huống nguy hiểm từ con người.

- Những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên:

+ Bão lũ, lũ ống, lũ quét, lũ lụt.

+ Hạn hán, cháy rừng.

+ Động đất, núi lửa, sóng thần.

+...

Một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

@764330@@764329@

2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

a. Ứng phó khi bị bắt cóc

+ Không đi một mình nơi vắng người.

+ Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ….

+ Luôn có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ…

+ Khi gặp tình huống nguy hiểm hãy nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” và “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp. 

b. Ứng phó khi gặp hỏa hoạn

- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta cần:

     + Bình tĩnh

     + Gắt cầu dao điện.

     + Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác tùy theo khả năng cuả mình.

     + Thông báo cho những người xung quanh gọi điện thông báo tới số 114 (thông báo địa điểm vụ cháy)

- Khi bị mắc kẹt trong đám cháy:

     + Bình tĩnh quan sát lối thoát hiểm an toàn nhất như: hành lang, cầu thang bộ, ban công…

     + Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát đám cháy

     + Đóng các cửa trên đường đi tránh lửa lan rộng ra

     + Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người.

     + Nằm sát sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt

- Khi bị lửa bén vào quần áo.

     + Bình tĩnh, nằm ngay xuống đất lăn qua lăn lại để dập lửa.

     + Sau đó sơ cứu vết thương đúng cách, đem đến bệnh viện….

c. Ứng phí khi bị đuối nước

- Khi bản thân bị đuối nước cần:

     + Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước;

     + Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn;

     + Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

- Khi gặp người bị đuối nước: 

+ Chúng ta cần kêu cứu thật to và nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

- Cần làm tránh đuối nước bằng cách:

     + Khi đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.

     + Không đi bơi 1 mình mà nên bơi theo nhóm để không may sẽ có sự giúp đỡ kịp thời.., 

    + Không tẹ ý ra chơi gần ao hồ, sông, suối…khi tham gia bơi lội cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ,..

d. Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét

- Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét.

- Tắt hết thiết bị điện trong nhà.

- Nếu đang đi ngoài đường, cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn.

- Không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng,...

e. Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất

- Thường xuyên xem dự báo thời tiết

- Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)

- Không đi qua sông suối khi có lũ

- Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

- Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…

- Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác bừa bãi…

1. Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

2. Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.

3. Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.

4. Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.

5. Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại khẩn cấp:

+ 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em;

+ 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc;

+ 113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, trật tự;

+ 114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn;

+ 115: Gọi cấp cứu y tế.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)