Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

33. Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Danh sách bài làm & chấm bài  
Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời Các bài giảng

I. Trái Đất quay quanh trục

Nếu quan sát bầu trời trong một ngày đêm, ta sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía đông vào buổi sáng và lặn dần ở phía tây lúc xế chiều.

Trước đây, con người vẫn tưởng rằng Trái Đất đứng yên trong không gian; Mặt Trời di chuyển quanh Trái Đất, mỗi ngày một vòng.

Thực ra, Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

@2119436@

II. Sự mọc và lặn của Mặt Trời

Để hình dung được sự mọc và lặn hằng ngày của Mặt Trời, chúng ta sử dụng mô hình sau:

  • Gắn mô hình người vào mô hình Trái Đất. Bật đèn và điều chỉnh sao cho mô hình người bắt đầu có ánh sáng đèn chiếu vào. Đó là lúc Mặt Trời mọc ở phía đông.
  • Quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ phía tây sang phía đông. Quá trình đó tương ứng với Mặt Trời lên cao dần và cao nhất trên bầu trời vào lúc trưa.
  • Tiếp tục quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ phía tây sang phía đông. Khi người không còn nhận được ánh sáng đèn chiếu vào nữa là lúc Mặt Trời lặn ở phía tây.

 

@2119437@@2119438@

Như vậy, do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông nên ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)