Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Đọc kết nối chủ điểm: Côn Sơn ca

Danh sách bài làm & chấm bài  
Lý thuyết Các bài giảng

BÀI: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM 

CÔN SƠN CA - NGUYỄN TRÃI

I. Tìm hiểu chung 

1. Tác giả

- Tên: Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai.

- Năm sinh: 1380, năm mất: 1442.

- Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần. 

- Quê quán: Nguyễn Trãi có tổ tiên vốn gốc người làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau đó ông chuyển về ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).

- Ông là người toàn đức, toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

- Ông là người Việt Nam đầu tiên được công nhận: danh nhân văn hoá thế giới (1980).

- Cuộc đời: Cuộc đời Nguyễn Trãi trải qua nhiều thăng trầm, gặp nhiều oan ức.

@201235989211@

- Là nhà văn lớn của dân tộc.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập, Quân Trung từ mệnh tập,

2. Tác phẩm

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Bài ca Côn Sơn | Văn mẫu lớp 7

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ Côn Sơn ca được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép phải cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.

- Bài thơ được viết bằng chữ Hán trong tập Ức Trai thi tập.

b. Phương thức biểu đạt:

@201235990852@

c. Bố cục bài Côn Sơn ca:

Gồm 2 phần:

+ Phần 1 – Cảnh trí Côn Sơn.

+ Phần 2 – Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.

II. Đọc - hiểu chi tiết

1. Cảnh trí Côn Sơn

  • Cảnh trí Côn Sơn hiện lên qua các chi tiết:

+ Suối chảy rì rầm - đàn cầm.

+ Đá rêu phơi – chiếu êm.

+ Thông – như nêm.

+ Trúc râm.

- Âm thanh tiếng suối:

+ Tiếng suối chảy róc rách nghe như tiếng du dương của "đàn cầm".

→ Thanh âm ấy khiến cho tâm hồn con người như được thanh lọc, được tưới mát (So sánh với Hồ Chí Minh : "Tiếng suối trong như tiếng hát xa")

+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: Lấy tiếng suối để miêu tả sự tĩnh tại của núi rừng. Tác giả lấy tiếng suối để miêu tả sự tĩnh tại của núi rừng. Tiếng suối chảy “rì rầm" vốn là một âm thanh rất nhỏ, rất khó để có thể nghe được. Như vậy, chắc hẳn không gian xung quanh phải vô cùng tĩnh lặng thì mới giúp tác giả cảm nhận được thanh âm đó. Nguyễn Trãi đã mượn tiếng suối để làm đòn bẩy mô tả không gian yên tĩnh của Côn Sơn. Không gian Côn Sơn vốn dĩ đã yên tĩnh, tĩnh lặng nay nhờ cách diễn đạt của thi sĩ mà càng trở nên tĩnh lặng hơn.

- Hình ảnh của đá núi:

+ Cảm nhận bằng thị giác và xúc giác.

+ "Đá rêu phơi": những hòn đá lâu đời, đã mọc rêu.

+ So sánh "đá" với "chiếu" khiến Côn Sơn trở nên thân thuộc như một ngôi nhà.

- Bức tranh về rừng thông của Côn Sơn: So sánh rừng thông như "nêm" cho thấy mật độ dày, mọc chen chúc của những cây thông.

- Khung cảnh rừng trúc: Sử dụng các từ ngữ như "bóng trúc râm", "màu xanh mát" để miêu tả vẻ đẹp của rừng trúc.​

@201236012769@

2. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn

- Đại từ “ta” - Có mặt 5 lần - Chỉ Nguyễn Trãi đang sống những ngày nhàn tản, ẩn dật ở Côn Sơn.

+ Ta nghe tiếng suối.

+ Ta ngồi trên đá.

+ Ta lên.

+ Ta nằm.

+ Ta ngâm thơ nhàn.

Điệp từ “ta” được lặp lại tới 5 lần cho thấy với tâm hồn thi sĩ đây là dịp để thảnh thơi, thả hồn vào suối, vào thông, vào trúc nơi rừng cao bóng cả.

​@201236056936@

=> Suối, đá, thông, trúc là nơi nương tựa và nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân giao hòa, giao cảm.

​@201236057239@
​@201236061152@

=> Hiện lên hình ảnh Nguyễn Trãi đang sống trong ung dung, nhàn tản, thả hồn mình vào cảnh trí Côn Sơn, ông giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.

=> Thể hiện nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sĩ, nghệ sĩ lớn của Nguyễn Trãi.

III. Tổng kết

1. Nội dung: 

    Đoạn thơ thể hiện nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi, sự giao hợp tuyệt đối của con người trước thiên nhiên yên ả, thanh bình.

2. Nghệ thuật: 

- Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng.

- So sánh, điệp từ “Côn Sơn…./Ta…”, liên tưởng , lấy động gợi tĩnh.

3. Thông điệp.

@201236065987@

IV. Luyện tập

Trả lời các câu hỏi cuối bài:

Câu 1: Xác định và nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.

  • Phép điệp từ “ta” được lặp lại hai lần, từ “Côn Sơn” được lặp lại hai lần. Tác dụng làm nổi bật nhân vật “ta” giữa núi rừng thiên nhiên và khẳng định vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng Côn Sơn.

  • Biện pháp so sánh:

    Vế A Vế B
    suối chảy rì rầm tiếng đàn cầm bên tai
    ngồi trên đá ngồi chiếu êm

Tác dụng: Cách so sánh tinh tế, ấn tượng đã lột tả được nét đẹp độc đáo của nhân vật, tạo cho câu thơ giai điệu du dương, êm ái; đồng thời, làm nổi bật tâm hồn thi sĩ của tác giả

Câu 2: Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?

  • Có thể là Nguyễn Trãi.

Câu 3: Tìm các chi tiết tả thiên nhiên và nhân vật “ta”, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.

Chi tiết miêu tả thiên nhiên Chi tiết miêu tả nhân vật “ta”
Suối chảy rì rầm, như tiếng đàn cầm bên tai. Nghe đàn.
Đá rêu phơi, như chiếu êm. Ngồi trên đá.
Trong rừng thông mọc như nêm. Tìm nơi bóng mát.
 Trong rừng có bóng trúc râm. Ngâm thơ nhàn.

Nhận xét: Thiên nhiên và nhân vật “ta” có mối quan hệ khăng khít, hài hòa. Con người sống hòa nhập, nhàn nhã giữa thiên nhiên bao la.

Câu 4: Em có cảm nhận gì về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?

Gợi ý:

Nhân vật “ta” là người vô cùng yêu quý, hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên; cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan nhạy bén và tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, tài hoa của mình.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)