Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 42. Biến dạng của lò xo

Danh sách bài làm & chấm bài  
Biến dạng của lò xo Các bài giảng

I. Hiện tượng biến dạng của lò xo

Dùng tay kéo hai đầu của một lò xo xoắn thì lò xo giãn ra.

Khi tay thôi tác dụng lực thì lò xo tự co lại, trở về hình dạng ban đầu.

Hiện tượng trên gọi là biến dạng của lò xo.

Đặc điểm biến dạng của lò xo là: Trong giới hạn đàn hồi, sau khi ngừng tác dụng lực, lò xo có thể trở lại hình dạng ban đầu.

@69119370276@

II. Đặc điểm biến dạng của lò xo

Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

 

@69119371783@

Khi dùng tay kéo giãn một lò xo, ta thấy lò xo tác dụng lại tay ta một lực. Lực này gọi là lực đàn hồi của lò xo. Lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

Em có biết?

  • Lò xo thường được làm bằng thép, đồng thau do hai chất này đàn hồi tốt. Nhôm, chì,… đàn hồi kém nên không được dùng làm lò xo.
  • Trên lực kế và cân lò xo người ta thường ghi giá trị lớn nhất mà các dụng cụ này có thể đo được. Nếu dùng các dụng cụ này để đo những giá trị lớn hơn GHĐ thì chúng có thể bị hỏng. Lí do là khi lò xo bị giãn quá nhiều thì nó không thể lấy lại được hình dạng ban đầu, nghĩa là đã mất tính đàn hồi. Trong kĩ thuật, người ta dùng thuật ngữ “lò xo bị mỏi” để chỉ tình huống này.

1. Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu.

2. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)