Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 3: Hình bình hành

Hình bình hành Các bài giảng

I. NHẬN BIẾT HÌNH BÌNH HÀNH

Hình bình hành ABCD có:

  • Hai cạnh đối AB và CDBC và AD song song với nhau;
  • Hai cạnh đối bằng nhau: \(AB=CD\)\(BC=AD\);
  • Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau.
@200151270558@

II. VẼ HÌNH BÌNH HÀNH

Cho trước hai đoạn thẳng ABAD như hình vẽ. Vẽ hình bình hành ABCD nhận hai đoạn thẳng AB, AD làm cạnh.

Ta có thể vẽ hình bình hành ABCD bằng thước và compa như sau:

Bước 1. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tòn có bán kính AD. Lấy D làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB. Gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn này

Bước 2. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng BCCD.

III. CHU VI VÀ DIỆN TÍCH CỦA HÌNH BÌNH HÀNH

Với hình bình hành có độ dài hai cạnh là \(a\) và \(b\), độ dài đường cao ứng với cạnh \(a\) là \(h\), ta có:

  • Chu vi của hình bình hành là \(C=2\left(a+b\right)\);
  • Diện tích của hình bình hành là \(S=a.h\).

Ví dụ: Hình bình hành ABCD có chu vi là 20 cm, biết độ dài cạnh AB là 4 cm. Hãy tìm độ dài cạnh BC của hình bình hành đó.

Giải

Tổng độ dài hai cạnh ABBC là: \(20:2=10\) (cm).

Độ dài cạnh BC là: \(10-4=6\) (cm).

@200151273225@@200151274327@
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)