Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Đọc: Qua Đèo Ngang

Danh sách bài làm & chấm bài  
Đọc: Qua Đèo Ngang Các bài giảng

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

loading...

Bà Huyện Thanh Quan

- Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở khoảng thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh, năm mất.

- Quê ở làng Nghi Tàm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.

- Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan, do đó bà có tên là Bà Huyện Thanh Quan.

- Là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật. 

- Thơ chủ yếu được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật với niêm, luật chặt chẽ, bút pháp điêu luyện, ngôn từ trau chuốt.

2. Tác phẩm

a. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

b. Hoàn cảnh sáng tác: dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.

c. Chú thích:

- Đèo Ngang: thuộc dãy núi Hoành Sơn, nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Địa danh Đèo Ngang đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều thi nhân (Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền,...)

- Quốc quốc: từ tượng thanh, mô phỏng tiếng kêu của con chim cuốc; đồng thời từ còn được dùng theo lối chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (quốc: nước).

- Gia gia: từ tượng thanh, mô phỏng tiếng kêu của con chim đa đa; đồng thời từ còn được dùng theo lối chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (gia: nhà).

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Các yếu tố thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật

a. Bố cục

 

@201165322106@

Tuy nhiên, căn cứ theo nội dung bài thơ, ta sẽ phân tích văn bản theo hai phần:

- Bốn câu đầu: bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang.

- Bốn câu sau: tâm trạng của tác giả.

b. Luật bằng trắc

Câu Luật bằng trắc
1 TTBBTTB
2 BBTTTBB
3 BBTTBBT
4 TTBBTTB
5 TTBBBTT
6 BBTTTBB
7 BBTTBBT
8 TTBBTTB

 

@201165414322@

c. Niêm

- Câu 1 niêm với câu 8.

- Câu 2 niêm với câu 3.

- Câu 4 niêm với câu 5.

- Câu 6 niêm với câu 7.

- Câu 8 niêm với câu 1.

c. Vần

Chỉ gieo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 () và các câu chẵn là 2, 4, 6 và 8 (hoa - nhà - gia - ta).

d. Nhịp

 

@201165416395@

- Riêng câu 5 và câu 6 ngắt nhịp 2/2/3, câu 7 ngắt nhịp 4/1/1/1.

=> Đây là cách ngắt nhịp tiêu biểu của thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tạo âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.

e. Đối

Câu thứ ba đối với câu thứ tư. Câu thứ năm đối với câu thứ sáu.

2. Bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang

a. Hai câu đề

- Thời gian: "bóng xế tà":

+ Bóng chiều đã ngả, ánh nắng bắt đầu yếu ớt.

+ Gợi cho những người đi xa nhớ quê hương.

+ Thời gian lắng đọng, gợi nỗi buồn mênh mang.

- Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang:

+ Hình ảnh "cỏ, cây, đá, hoa": khung cảnh heo hút, hoang vắng.

+ Điệp từ "chen": 

 

@201165421889@

-> Cảnh vật hoang sơ, rậm rạp phần nào hé lộ tâm trạng của nhà thơ.

b. Hai câu thực

- Phép đảo ngữ: "lom khom", "lác đác", "tiều vài chú", "chợ mấy nhà".

- Phép đối: 

+ Đối về mặt ngữ pháp:

lom khom - lác đác: đều là tính từ, đóng vai trò là vị ngữ.

dưới núi - bên sông: đều là cụm danh từ, đóng vai trò là trạng ngữ.

tiều - chợ: đều là danh từ.

vài chú - mấy nhà: đều là cụm danh từ, đóng vai trò là chủ ngữ.

+ Đối về mặt ngữ nghĩa: cả hai câu đều gợi sự vắng vẻ, đìu hiu, thưa thớt của sự sống con người qua từ "lác đác", "mấy", "vài".

=> Khung cảnh hoang vắng nhưng đầy sức sống của Đèo Ngang và sự lặng lẽ, đìu hiu của đời sống con người được mô tả bằng những hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng, từ láy đặc sắc, điệp từ, đảo ngữ. 

 

@201165544695@

Đây chính là thủ pháp "tả cảnh ngụ tình" của thơ Đường.

3. Tâm trạng của tác giả

a. Hai câu luận

- Phép nhân hoá: chim quốc nhớ nước đau lòng, chim đa đa thương nhà mỏi miệng.

- Phép đảo ngữ: nhớ nước đau lòng, thương nhà mỏi miệng

- Biện pháp chơi chữ: 

+ quốc quốc: từ tượng thanh, mô phỏng tiếng kêu của con chim cuốc; đồng thời từ còn được dùng theo lối chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (quốc: nước).

+ gia gia: từ tượng thanh, mô phỏng tiếng kêu của con chim đa đa; đồng thời từ còn được dùng theo lối chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (gia: nhà).

- Phép đối:

+ Đối về mặt ngữ pháp:

nhớ nước - thương nhà: đều là cụm động từ, đóng vai trò là chủ ngữ.

đau lòng - mỏi miệng: đều là cụm động từ.

con quốc quốc - cái gia gia: đều là cụm danh từ, đóng vai trò là vị ngữ.

+ Đối về mặt ngữ nghĩa: cả hai câu đều nói về tâm trạng đau lòng khi nhớ thương quê cũ.

-> Tác giả đã mượn lời của con vật để thể hiện nỗi lòng của mình.

b. Hai câu kết

- Đối lập: trời, non, nước >< một mảnh tình riêng.

- Cách ngắt nhịp 4/1/1/1: 

 

@201165554999@

- Từ ngữ, cách diễn đạt đặc sắc:

+ Mảnh tình riêng: nỗi buồn khép kín, nặng nề, lẻ loi. 

+ Ta với ta: mình đối diện với chính lòng mình.

- Điệp ngữ: ta: cô đơn tuyệt đối.

=> Nỗi cô đơn, trống vắng khi đối diện với chính mình, không có đối tượng để bầu bạn, sẻ chia.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Khắc hoạ cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà đìu hiu, thấp thoáng sự sống của con người nhưng vẫn còn hoang sơ.

- Gửi gắm nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn sâu kín của tác giả.

2. Nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bút pháp "tả cảnh ngụ tình" điêu luyện.

- Kết hợp nhuần nhuyễn, thành công các biện pháp tu từ.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)