Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Đọc: Ca Huế trên sông Hương

Danh sách bài làm & chấm bài  
Đọc: Ca Huế trên sông hương Các bài giảng

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Hà Ánh Minh.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: trích báo Người Hà Nội.

b. Thể loại: bút kí.

c. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

d. Bố cục:

 

@201157669100@

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Vẻ đẹp của các làn điệu ca Huế

a. Các làn điệu

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp: náo nức, nồng hậu tình người.

- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: gần gũi với dân ca Nghệ - Tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.

- Tứ đại cảnh: không vui, không buồn.

b. Nhạc cụ: đàn nguyệt, đàn tranh, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

=> Tiểu kết:

- Nội dung: 

@201157830108@

- Nghệ thuật: biện pháp nghệ thuật liệt kê.

2. Một đêm ca Huế trên sông Hương

a. Thời gian, không gian:

- Thời gian: 

 

@201159121841@

- Không gian: trên thuyền rồng, xuôi theo dòng sông Hương.

=> Thời gian, không gian khiến cho việc thưởng thức ca Huế thêm sinh động, lãng mạn.

b. Cảnh vật:

  Cảnh vật
Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên. Cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.
Trăng lên Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh.
Đêm đã về khuya Chùa Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.
Gần sáng Tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.

 

=> Tiểu kết: 

- Nội dung: 

@201159167302@

- Nghệ thuật: biện pháp so sánh; từ láy gợi hình, gợi cảm; câu văn dài ngắn đan xen.

c. Biểu diễn ca Huế: 

- Ca công:

+ Lứa tuổi: rất trẻ.

+ Nam: áo the, quần thụng, khăn xếp.

+ Nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng.

- Nhạc công: các ngón đàn trau chuốt: ngón nhấn, mổ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, nóng phi, ngón rãi,...

=> Tiểu kết:

- Nội dung: những nghệ sĩ biểu diễn ca Huế hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, điêu luyện, thanh lịch.

- Nghệ thuật: miêu tả cụ thể, tỉ mỉ bằng phép liệt kê bằng một loạt tính từ, động từ.

d. Thưởng thức ca Huế: 

- Thưởng thức ca Huế trực tiếp trên thuyền rồng, vừa thưởng thức vừa ngắm cảnh vật xứ Huế.

- Cảm xúc của tác giả:

+ Như một lữ khách với hồn thơ lai láng, nồng hậu tình người.

+ Tâm trạng chờ đợi, rộn ràng.

+ Tiếng đàn làm xáo động tận đáy lòng người.

+ Cảm giác như thời gian lắng đọng, không gian ngưng đọng.

=> Nghe ca Huế là một thú vui tao nhã.

3. Nguồn gốc ca Huế

 

@201159168578@

- Ca Huế vừa có sự lạc quan, sôi nổi, vui tươi, vừa có sắc thái trang trọng, uy nghi.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Giới thiệu cụ thể, sinh động về ca Huế - một hình thức sinh hoạt văn hoá - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần bảo tồn và phát huy.

2. Nghệ thuật

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh, nghị luận với miêu tả, biểu cảm.

- Sử dụng thành công phép liệt kê, so sánh.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)