Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 23: Định luật Hooke

Danh sách bài làm & chấm bài  
Định luật Hooke Các bài giảng

1. Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo

Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng. Hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi lò xo và được gọi là độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo.

2. Định luật Hooke

loading...

Xét lò xo có độ cứng \(k\). Gọi \(l_0\) là chiều dài tự nhiên của lò xo khi chưa biến dạng.

Khi treo vật nặng vào một đầu của lò xo thì lò xo sẽ bị dãn ra một đoạn và vật sẽ đứng ở một vị trí cân bằng xác định.

Tại vị trí cân bằng, lo xo có chiều dài \(l\). Độ biến dạng (dãn) của lò xo là: \(\Delta l=l-l_0\)

Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo được mô tả bởi định luật Hooke:

\(F_{đh}=k.\left|\Delta l\right|\)

Trong đó, \(k\) là một hằng số với một lò xo xác định, được gọi là hệ số đàn hồi hay độ cứng của lò xo, phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và vật liệu của lò xo. Trong hệ SI, \(k\) có đơn vị là N/m.

Lưu ý: Lực đàn hồi có tác dụng chống lại sự biến dạng của vật, do đó luôn ngược chiều với lực gây ra sự biến dạng cho vật.

 

@200746474882@

1. Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.

2. Định luật Hooke.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)