Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Danh sách bài làm & chấm bài  
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế Các bài giảng

I. Cường độ dòng điện

Thí nghiệm

Chuẩn bị:

  • Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin
  • Một công tắc
  • Một bóng đèn (loại 3 V)
  • Một ampe kế
  • Các dây dẫn điện

Tiến hành:

đo cường độ dòng điện

  • Mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ, đóng công tắc, quan sát độ sáng của đèn, đọc số chỉ ở ampe kế và ghi kết quả vào bảng.
  • Thay nguồn điện một pin thành nguồn điện hai pin (hai nguồn điện ghép nối tiếp), đóng công tắc, quan sát độ sáng của đèn, đọc số chỉ ở ampe kế và ghi kết quả vào bảng.

Số pin

Số chỉ của ampe kế Độ sáng của đèn
1    
2    
  • Từ kết quả, nhận xét về mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn ở mỗi trường hợp.

Nhận xét:

Số chỉ của ampe kế càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn.

Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện.

Cường độ dòng điện kí hiệu là I.

Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A) hoặc miliampe (mA)

1 A = 1000 mA

Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.

ampe kế

 

​@201115394426@

II. Hiệu điện thế

Thí nghiệm

Chuẩn bị:

  • Hai pin (loại 1,5 V) và đế lắp pin
  • Một công tắc
  • Một bóng đèn pin (loại 3 V)
  • Một vôn kế
  • Một ampe kế
  • Các dây nối

Tiến hành:

đo hiệu điện thế

  • Mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ, đóng công tắc. Đọc số chỉ ở vôn kế và ampe kế, ghi kết quả vào bảng.
  • Thay nguồn điện một pin thành nguồn điện hai pin (hai nguồn điện ghép nối tiếp). Mắc vôn kế sao cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của pin 2. Đóng công tắc. Đọc số chỉ ở vôn kế và ampe kế, ghi kết quả vào bảng.

Số pin

Số chỉ của vôn kế Độ sáng của đèn
1    
2    
  • Từ kết quả, nhận xét về mối liên hệ giữa khả năng sinh ra dòng điện được đo bằng vôn kế và độ sáng của đèn.

Nhận xét:

Giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi chưa mắc vào mạch) càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện của nó càng lớn.

Khả năng sinh ra dòng điện của nguồn điện được đặc trưng bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

Hiệu điện thế kí hiệu là U. Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn (V). Người ta còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV).

1 mV = 0,001 V; 1 kV = 1000 V

Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.

vôn kế

 

@201118377561@

❗Dòng điện có thể guây nguy hiểm cho người. Cường độ 25 mA - 80 mA làm hệ hô hấp tê liệt, tim đập nhanh hơn và có thể bị ngừng đập do sốc điện. Còn cường độ 90 mA - 100 mA tim có thể ngừng đập hoàn toàn sau 3 giây.

Để tránh các nguy hiểm do dòng điện gây ra chúng ta cần tìm hiểu các quy định an toàn khi sử dụng điện.

an toàn điện

1. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện và được đo bằng ampe kế. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.

2. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó và được đo bằng vôn kế. Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)