Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Các trường hợp bằng nhau của tam giác

Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.

I / 2 tam giác bằng nhau :

2 đỉnh A và M ; B và N ; C và P là 2 đỉnh tương ứng

2 góc A và M ; B và N ; C và P là 2 góc tương ứng

2 cạnh AB và MN ; AC và MP ; BC và NP là 2 cạnh tương ứng

2 tam giác bằng nhau là 2 tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau,các góc tương ứng bằng nhau.

\(\Delta ABC=\Delta MNP\Leftrightarrow AB=MN;BC=NP;AC=MP;\widehat{A}=\widehat{M};\widehat{B}=\widehat{N};\widehat{C}=\widehat{P}\)

II / Trường hợp bằng nhau thứ I của tam giác c.c.c :

1) Vẽ tam giác biết 3 cạnh (đã học ở lớp 6) 

2) Nếu 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia thì 2 tam giác bằng nhau

III / Trường hợp bằng nhau thứ II của tam giác c.g.c :

1) Vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa :

Vẽ\(\Delta ABC\)có AC = a cm ; BC = b cm ;\(\widehat{C}=c^0\left(a,b,c>0;c< 180^0\right)\)

Cách vẽ : Vẽ\(\widehat{xCy}=c^0\).Trên tia Cx lấy điểm A sao cho CA = a cm.Trên tia Cy lấy điểm B sao cho CB = b cm.Nối AB,ta được\(\Delta ABC\)

2) Nếu 2 cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng 2 cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì 2 tam giác bằng nhau.

3) Hệ quả :

Nếu 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì 2 tam giác bằng nhau

IV / Trường hợp bằng nhau thứ III của tam giác g.c.g :

1) Vẽ tam giác biết 1 cạnh và 2 góc kề :

Vẽ\(\Delta MNP\)có MP = x cm ;\(\widehat{M}=y^0;\widehat{N}=z^0\)(x,y,z > 0 ; y + z < 180)

Cách vẽ : Vẽ đoạn MP = x cm.Trên cùng nửa mặt phẳng bờ MP,vẽ 2 tia Ma và Nb cắt nhau tại N sao cho\(\widehat{aMN}=y^0;\widehat{bNM}=z^0\),ta được\(\Delta MNP\)

2) Nếu 1 cạnh và 2 góc kề của tam giác này bằng 1 cạnh và 2 góc kề của tam giác kia thì 2 tam giác bằng nhau.

Tổng kết các trường hợp bằng nhau của tam giác thường :

\(\Delta ABC,\Delta MNP\)có :

- AB = MN ; AC = MP ; BC = NP\(\Rightarrow\Delta ABC=\Delta MNP\left(c.c.c\right)\)

- AB = MN ;\(\widehat{A}=\widehat{M}\); AC = MP​\(\Rightarrow\Delta ABC=\Delta MNP\left(c.g.c\right)\)

- AB = MN ;\(\widehat{A}=\widehat{M};\widehat{B}=\widehat{N}\)\(\Rightarrow\Delta ABC=\Delta MNP\left(g.c.g\right)\)

3) Hệ quả :

- Nếu 1 cạnh góc vuông và 1 góc nhọn của tam giác vuông này bằng 1 cạnh góc vuông và 1 góc nhọn của tam giác vuông kia thì 2 tam giác bằng nhau

- Nếu cạnh huyền và 1 góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và 1 góc nhọn của tam giác vuông kia thì 2 tam giác bằng nhau.

V/ Trường hợp bằng nhau cạnh huyền - cạnh góc vuông của 2 tam giác vuông (hệ quả của định lí Pi-ta-go) :

- Nếu cạnh huyền và 1 cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và 1 cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì 2 tam giác bằng nhau.

- Tổng kết các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông :

\(\Delta ABC,\Delta MNP\)lần lượt vuông tại A,M có :

- AB = MN ; AC = MP\(\Rightarrow\Delta ABC=\Delta MNP\left(2cgv\right)\)

- AB = MN ;\(\widehat{C}=\widehat{P}\Rightarrow\Delta ABC=\Delta MNP\left(cgv-gn\right)\)

- BC = NP ;\(\widehat{C}=\widehat{P}\Rightarrow\Delta ABC=\Delta MNP\left(ch-gn\right)\)

- BC = NP ; AB = MN\(\Rightarrow\Delta ABC=\Delta MNP\left(ch-cgv\right)\)

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)