Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Bài tập tự luận Các bài giảng

Bài tập tự luận

Bài 1  Thảo luận (29)

Hãy nêu nhận xét của em về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương).

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 2  Thảo luận (23)

Khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) đều có hình ảnh hàng tre, cây tre, hãy chép lại hai khổ thơ đó. Em có nhận xét gì về hình ảnh hàng tre, cây tre được nói tới ở đây?

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 3  Thảo luận (17)

Đoạn 4: Cho đoạn thơ sau:

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Câu 1: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Nêu tác dụng của nó?

Câu 2: Nêu đặc sắc trong kết cấu của bài thơ này khi kết thúc là hình ảnh cây tre.

Câu 3: Viết đoạn văn (12 – 15 câu) nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Đoạn viết có sử dụng câu ghép đẳng lập và gạch chân dưới câu ghép đẳng lập đó.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 4  Thảo luận (24)

Mạch cảm xúc của bài thơ Viếng lăng Bác được viết theo trình tự nào?

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 5  Thảo luận (25)

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ra đời trong hoàn cảnh nào?

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 6  Thảo luận (20)

Đoạn 1: Cho đoạn thơ:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ơi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng"

1. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh này có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả?

2. Nhận xét về nhịp của câu thơ “Ơi hàng tre xanh xanh Việt Nam” và nêu ý nghĩa của cách ngắt nhịp đó?

3. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và ý nghĩa của nó?

4. Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách Tổng – Phân – Hợp trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên có sử dụng câu phủ định.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 7  Thảo luận (16)

Đoạn 2: Cho đoạn thơ

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ?

Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào?

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nếu ý nghĩa của các biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Em biết câu thơ nào cũng được học trong chương trình ngữ văn 9 mà có hình ảnh “mặt trời” xuất hiện với cả hai nghĩa là mặt trời thực và mặt trời biểu tượng? Hãy chép câu thơ đó.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên có sử dụng câu ghép phân loại và phép thế.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 8  Thảo luận (18)

Đoạn 3: Cho đoạn thơ:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật)

Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng trong thơ của Bác.

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, lí trí và tình cảm của tác giả mâu thuẫn hay thống nhất hài hòa với nhau? Điều đó thể hiện tình cảm gì ở tác giả?

Câu 4: Trong cuộc sống không phải lúc mọi sự việc đều được như ý nguyện của mình, bởi vậy nên mâu thuẫn xung đột giữa lí trí và tình cảm thường xuyên diễn ra trong mỗi người hơn. Nếu là anh (chị) anh chị sẽ chọn sống nghe theo lí trí hay nghe theo tình cảm. Hãy viết một đoạn văn trình nêu suy nghĩ của anh (chị) về lựa chọn đó. (Bài viết không quá 1 trang giấy thi).

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)