Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài tập (Chủ đề 5)

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài tập (Chủ đề 5) Các bài giảng

Bài tập 1:

Dùng một miếng vải lụa cọ xát thanh thuỷ tinh. Sau đó, tách miếng vải lụa ra xa thanh thuỷ tinh. Biết rằng, thanh thuỷ tinh mang điện dương. Nếu đưa miếng vải lụa lại gần thanh thuỷ tinh thì có thể xảy ra sự phóng điện. Hãy cho biết trong quá trình phóng điện thì hạt mang điện là gì? Các hạt này dịch chuyển theo chiều nào?

Bài làm:

nhiễm điện do cọ xát

Trong quá trình phóng điện thì hạt mang điện là các electron.

Thanh thuỷ tinh mang điện tích dương tức là bị mất đi electron, do đó các electron này dịch chuyển từ thanh thuỷ tinh mang miếng vải.

Bài tập 2:

Ở chiếc đèn học của em, hãy chỉ ra các bộ phận làm bằng chất dẫn điện và các bộ phận làm bằng chất cách điện. Nêu tác dụng của các bộ phận đó.

Bài làm:

loading...

Các bộ phận làm bằng chất dẫn điện: lõi dây dẫn, hai chốt ở phích cắm, dây tóc bóng đèn,...

Các bộ phận này có tác dụng cho dòng điện đi qua làm cho dây tóc bóng đèn nóng sáng.

Các bộ phận làm bằng chất cách điện: vỏ dây dẫn, vỏ phích cắm, thân đèn, vỏ đèn thuỷ tinh,...

Các bộ phận này có tác dụng ngăn không cho dòng điện đi qua để ta không bị điện giật khi chạm vào.

Bài tập 3:

Vào mùa hanh khô, dùng lược nhựa để chải tóc. Khi đưa lược ra xa đầu, tóc có thể bị hút theo chiếc lược. Hãy giải thích hiện tượng này.

Bài làm:

Khi chúng ta chải tóc bằng lược nhựa thì lược nhựa ma sát với tóc làm cho các electron dịch chuyển giữa 2 vật nên 2 vật nhiễm điện khác loạ. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ khác, vì thế khi đưa lược ra xa đầu, nhiều sợi tóc bị hút theo chiếc lược.

Bài tập 4:

Bảng dưới đây liệt kê một số thiết bị điện.

1 2 3 4 5
Pin Công tắc Đèn sợi đốt Điôt phát quang Chuông điện

a) Vẽ kí hiệu của các thiết bị điện tương ứng.

b) Sử dụng một số thiết bị điện trong bảng trên, vẽ sơ đồ mạch điện với:

  • Hai pin, đèn sợi đốt và công tắc.
  • Một pin, điôt phát quang và công tắc.

Bài làm:

a) Vẽ kí hiệu của các thiết bị điện tương ứng.

1 Pin

loading...

2 Công tắc

loading...

3 Đèn sợi đốt

loading...

4 Điôt phát quang

loading...

5 Chuông điện

loading...

b) Vẽ sơ đồ mạch điện với:

  • Hai pin, đèn sợi đốt và công tắc.

sơ đồ mạch điện

  • Một pin, điôt phát quang và công tắc.

sơ đồ mạch điện

Bài tập 5:

Một học sinh vẽ một mạch điện dùng chuông điện (hình vẽ). Một học sinh khác góp ý nếu mắc mạch như thế này thì chuông kêu liên tục, cần phải bổ sung vào mạch một bộ phận để chuông chỉ kêu khi cần.

chuông điện

a) Giải thích góp ý trên.

b) Vẽ sơ đồ mạch điện đã bổ sung thêm bộ phận để chuông chỉ kêu khi cần. Đồng thời trong mạch đó có ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Bài làm:

a) Mạch điện mắc như trên chỉ gồm nguồn điện, chuông và dây nối, mạch luôn kín nên luôn có dòng điện chạy qua chuông làm chuông kêu liên tục. Do đó cần bổ sung thêm công tắc để có thể đóng hoặc ngắt mạch điện.

b) Sơ đồ mạch điện bổ sung công tắc, ampe kế và vôn kế:

loading...

Lưu ý: 

  • Ampe kế mắc sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
  • Vôn kế mắc sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)