Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài tập (Chủ đề 1)

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài tập (Chủ đề 1) Các bài giảng

Bài tập 1:

a) Hiện nay, gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu, quá trình nào có sự biến đổi hóa học xảy ra trong các quá trình diễn ra ở đây?

(1) Các khí (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hóa lỏng và tích trữ ở bình gas.

(2) Khi mở khoá bình gas, gas lỏng trong bình chuyển lại thành khí.

(3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành carbon dioxide và nước.

b) Gas thường rất dễ bắt cháy lại không mùi nên rất nguy hiểm nếu bị rò gỉ. Để dễ nhận biết, các nhà sản xuất thường bổ sung một khí có mùi vào bình ga. Theo em, cần làm gì nếu ngửi thấy có mùi gas trong nhà?

Bài làm:

a) (1) Biến đổi vật lí.

(2) Biến đổi vật lí.

(3) Biến đổi hoá học.

b) Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà, cần mở cửa để cho không khí lưu thông, khí gas khuếch tán ra bên ngoài, tắt các thiết bị điện và kiểm tra khoá lại bình gas.

Bài tập 2:

Đốt cháy hoàn toàn 9 gam kim loại magnesium trong oxygen thu được 15 gam magnesium oxide.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Viết phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng.

c) Tính khối lượng oxygen đã phản ứng.

Bài làm:

a) 2Mg + O2 → 2MgO

b) Phương trình bảo toàn khối lượng: mMg + mO2 = mMgO

c) Theo phương trình bảo toàn khối lượng: mO2 = 15 - 9 = 6 (gam)

Bài tập 3: 

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

a) Na + O2 → Na2O

b) P2O5 + H2→ H3PO4

c) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + NaCl

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Bài làm:

a) 4Na + O2 → 2Na2O

Số nguyên tử Na : Số phân tử O2 : Số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2

b) 2P2O5 + 5H2O → 4H3PO4

Số phân tử P2O5 : Số phân tử H2O : Số phân tử H3PO4 = 2 : 5 : 4

c) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Số phân tử Fe(OH)3 : Số phân tử Fe2O3 : Số phân tử H2O = 2 : 1 : 3

d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl

Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử CaCl2 : Số phân tử CaCO3 : Số phân tử NaCl = 1 : 1 : 1 : 2

Bài tập 4:

Khí A có tỉ khối đối với H2 là 22.

a) Tính khối lượng mol khí A.

b) Một phân tử khí A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxygen. Xác định công thức hoá học của phân tử khí A.

Bài làm:

a) \(d_{\dfrac{A}{H_2}}=\dfrac{M_A}{2}=22\) → \(M_A=22\times2=44\left(\dfrac{gam}{mol}\right)\)

b) Gọi công thức phân tử của A là XO2.

\(M_X+16\times2=44\) → \(M_X=12\left(\dfrac{gam}{mol}\right)\)

Vậy X là carbon (C), khí A là CO2.

Bài tập 5:

Đồ thị 1 biểu diễn sự phụ thuộc của độ tan (S) của các chất (a), (b), (c) và (d) theo nhiệt độ (to).

loading...

a) Các chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là

A. (a), (b), (c).

B. (b), (c), (d).

C. (a), (c), (d).

D. (a), (b), (d).

b) Ở 30oC, chất có độ tan lớn nhất là

A. (a).

B. (b).

C. (c).

D. (d).

c) Chất có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng là

A. (d).

B. (c).

C. (b).

D. (a).

Bài làm:

a) Đáp án C. Độ tan tăng khi nhiệt độ tăng được biểu diễn bằng đường đi lên.

b) Đáp án D. Cùng ở 30oC, khi dóng sang trục tung (độ tan), chất (d) có độ tan lớn nhất.

loading...

c) Đáp án C. Độ tan giảm khi nhiệt độ tăng được biểu diễn bằng đường đi xuống.

Bài tập 6:

Viết công thức hoá học của hai chất khí nhẹ hơn không khí, hai chất khí nặng hơn không khí.

Bài làm:

- Chất khí nhẹ hơn không khí (M < 29 gam/mol): H2, NH3.

- Chất khí nặng hơn không khí (M > 29 gam/mol): O2, CO2.

Bài tập 7:

Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều chứa một mẩu đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có kích thước tương tự nhau. Sau đó, cho vào mỗi ống khoảng 5 mL dung dịch HCl có nồng độ lần lượt là 5% và 15%.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng, biết sản phẩm tạo thành gồm CaCl2, CO2 và H2O.

b) Ở ống nghiệm nào phản ứng hoá học sẽ xảy ra nhanh hơn? Giải thích.

Bài làm:

a) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

b) Ống nghiệm sử dụng dung dịch HCl 15% sẽ xảy ra nhanh hơn do nồng độ HCl lớn hơn.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)