Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Các bài giảng

Mở đầu

Em hãy đọc câu ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Dù cho đất đổi trời thay

Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời”.

- Ý nghĩa của câu ca dao trên là gì?

Câu ca dao khuyên con người phải sống ngay thẳng, trung thực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải.

- Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ khác về bảo vệ lẽ phải

+ Thật vàng, không sợ lửa.

+ Nói phải củ cải cũng nghe.

+ Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân...

Khám phá

1. Tìm hiểu sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

Em hãy đọc câu chuyện “Sự trung thực hay là tình bạn” và trả lời câu hỏi:

a/ Chánh án Pe-rin Lao-ri đã làm gì khi nhận được lá thư của người bạn thời thơ ấu? Việc làm đó của ông có ý nghĩa gì?

- Pe-rin Lao-ri đã khách quan, công tâm khi không tha bổng cho con trai người bạn cũ, không vì tình riêng mà ảnh hưởng tới sự nghiêm minh của pháp luật. Việc làm đó có ý nghĩa quan trọng để ổn định và phát triển cộng đồng.

b/ Theo em, thế nào là bảo vệ lẽ phải?

- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

- Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biệt điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo lẽ phải, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

c/ Nêu lí do của sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải?

- Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp; góp phần bảo vệ cái đúng, cái tốt, đẩy lùi cái sai trái, cái xấu, để làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển; củng cố niềm tin của con người và cộng đồng. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và tin tưởng.

2. Những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải

Em hãy quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi:

a/ Hãy chỉ ra những lời nói, việc làm thể hiện bảo vệ lẽ phải trong những bức tranh trên.

- Bức tranh 1: Bạn cũ bên phải biết bảo vệ lẽ phải vì một trong những việc làm bảo vệ lẽ phải là minh oan cho người bị đổ oan.

- Bức tranh 2: Bạn nam đã bảo vệ lẽ phải một cách thông minh khi nhanh chóng ghi biển số xe của người gây tai nạn và đến trụ sở công an để trình báo sự việc. Nhờ đó, công an có thông tin để có thể tìm ra thủ phạm trong thời gian sớm nhất.

- Bức tranh 3: Người đàn ông đã làm đúng, không vì tình thân mà bênh vực con trai khi con mình vi phạm pháp luật.

b/ Theo em, học sinh cần làm gì để bảo vệ lẽ phải?

Để bảo vệ lẽ phải, mỗi người cần:

- Tôn trọng, công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

- Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi sai trái, không hợp lẽ phải.

Luyện tập

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a/ Để bảo vệ lẽ phải cần tôn trọng sự thật.

- Đồng tình vì tôn trọng sự thật là một biểu hiện của việc bảo vệ lẽ phải.

b/ Cần kiên quyết bảo vệ những gì phù hợp với lợi ích của cộng đồng.

- Đồng tình vì bảo vệ những gì phù hợp với lợi ích của cộng đồng chính là bảo vệ lẽ phải.

c/ Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi.

- Không đồng tình vì người bảo vệ lẽ phải có thể phải chịu thiệt thòi trước mắt nhưng sẽ nhận được lợi ích lâu dài, hoặc cá nhân có thể chịu thiệt thòi nhưng mang tới lợi ích chung cho cộng đồng.

d/ Mỗi người tự bảo vệ lợi ích của mình chính là góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng.

- Không đồng tình vì điều này chỉ đúng khi lợi ích của người đó phù hợp với lợi ích của cộng đồng.

e/ Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì mình không cần lên tiếng.

- Không đồng tình vì mình có thể không liên quan nhưng việc làm đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người khác và cộng đồng, cuối cùng sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới mình.

Luyện tập 2

Ai biết bảo vệ lẽ phải, ai chưa biết bảo vệ lẽ phải trong những trường hợp dưới đây? Vì sao?

a/ Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng phải làm bằng được.

- Anh H không bảo vệ lẽ phải mà bảo vệ lợi ích cá nhân. Việc có lợi cho mình chưa chắc đã có lợi cho người khác và chưa chắc đã là việc đúng đắn, là lẽ phải.

b/ Trong các cuộc tranh luận, chị M kiên quyết bảo vệ đến cùng ý kiến của mình dù ý kiến đó là đúng hay sai

- Chị M thấy ý kiến của mình sai mà vẫn kiên quyết bảo vệ thì đó không phải là bảo vệ lẽ phải.

c/ Trong lớp, bạn B thường lớn tiếng phê bình khuyết điểm của bạn khác nhưng lại che giấu khuyết điểm của mình

- Việc làm của B không phải là bảo vệ lẽ phải khi lớn tiếng phê bình khuyết điểm của bạn khác nhưng lại che giấu khuyết điểm của bản thân.

d/ Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.

- Anh S cũng các bạn thu thấp chứng cứ để tố cáo một việc làm sai trái chính là việc làm bảo vệ lẽ phải.

Luyện tập 3

Em hãy cùng các bạn trong nhóm sắm vai các nhân vật trong câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

a/ Em có nhận xét gì về việc làm của các nhân vật trong truyện?

Hành vi của ba nhân vật đều vi phạm lẽ phải. Cải và Ngô đánh nhau, đút lót thầy lí. Thầy lí tham lam, nhận đút lót, xử án không nghiêm minh.

b/ Nếu là nhân vật Ngô hoặc Cải, em sẽ làm gì? Vì sao?

- Nếu là Ngô và Cải, em sẽ không đánh nhau. Nếu có gì không phải thì cùng bảo ban nhau. Nếu trót đánh nhau rồi thì đợi lúc bình tĩnh sẽ ngồi lại với nhau để nói chuyện chứ không phải đem nhau đi kiện vì bất lợi cho cả hai (mất tiền đút lót, mất tình nghĩa hai bên).

c/ Nếu là người xử kiện, em sẽ làm gì? Vì sao?

- Nếu là người xử kiện, em sẽ không nhận quà hối lộ mà sẽ lắng nghe Ngô và Cải trình bày, phân tích để chỉ rõ ai đúng, ai sai; yêu cầu người có lỗi phải xin lỗi người kia, hòa giải và khuyen răn hai người không nên đánh nhau.

Luyện tập 4

Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?

a/ Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai.

Khi biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai, em sẽ dùng lí lẽ, phân tích để bảo vệ ý kiến của mình một cách thuyết phục. Nếu các bạn vẫn khăng khăng bảo em sai, em sẽ nhờ thầy, cô giáo làm trọng tài.

b/ Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy.

Nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi sự thật không phải như vậy, em sẽ lên tiếng bênh vực cho bạn bị nói xấu và khuyên bạn đừng nói xấu bạn bè nữa. Nếu bạn đó vẫn tiếp tục nói xấu bạn, em sẽ khéo léo nói cách nào đó để bạn bị nói xấu lên tiếng thanh minh cho mình trước các bạn (nếu có chứng cứ cụ thể thì càng tốt).

c/ Khi thấy người đàn ông có hành động sàm sỡ với một bé gái. Em định lên tiếng thì bị ông ta đe doạ.

Thấy người đàn ông có hành động sàm sỡ với một bé gái, em định lên tiếng thì bị ông ta đe dọa, em sẽ nhanh chóng tìm người lớn để báo sự việc, nhờ người lớn can thiệp. Em giả với là anh/ chị của bé gái để đưa bé tránh xa người đàn ông đó.

+ Hoặc nếu có điện thoại em sẽ tìm cách chụp lại hành động của người đàn ông làm bằng chứng rồi chạy đi tìm người lớn hỗ trợ để ngăn chặn hành động của ông ta lại.

d/ Bạn thân của em mắc khuyết điểm, bạn muốn em không nói với ai.

Bạn thân của em mắc khuyết điểm, bạn muốn em không nói với ai, em sẽ khuyên nhủ và giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Nếu bạn vẫn tiếp tục mắc khuyết điểm, em sẽ tìm cách nói với thầy, cô giáo hoặc bố mẹ bạn để bạn không mắc khuyết điểm nữa.

Luyện tập 5

Em sẽ khuyên bạn điều gì trong những tình huống sau:

a/ Người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật

- Em khuyên họ nên đi thú tội trước pháp luật để được giảm nhẹ tội của mình. Vì nếu đã làm điều trái pháp luật thì nhất định sẽ bị pháp luật trừng trị, nếu biết hối lỗi, nhận tội thì sẽ được tha thứ và giảm tội.

b/ Bạn em viết lên mạng xã hội một điều không đúng sự thật

- Em bảo bạn gỡ bài viết đó đi và giải thích cho bạn việc làm đó là sai, nếu bịa đặt những điều không đúng sự thật lên mạng có thể sẽ làm tổn hại đến người khác, hoặc có thể sẽ vi phạm và bị xử phạt theo pháp luật.

c/ Bạn em mắc lỗi nhưng lại đổ lỗi cho một bạn khác trong lớp.

- Em khuyên bạn nên nhận lỗi của mình và không nên đổ lỗi cho người bạn khác vì việc đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến bạn đó. Ngoài ra, việc bạn biết nhận lỗi có thể được thầy, cô hoặc bạn bè trong lớp tha thứ cho lỗi lầm của bạn.

Vận dụng

Vận dụng 1

Viết một đoạn văn bình luận về ý kiến: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu àm còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt” (Martin Luther King)

Gợi ý:

- Những hành động và lời nói của người xấu khiến chúng ta phải xót xa: Ví dụ? Tác hại?

- Thái độ im lặng trước hành động và lời nói của người xấu: Ví dụ? Tác hại?

- Em sẽ làm gì khi chứng kiến những điều đó? (Những hành động và lời nói của người xấu, sự im lặng đến đáng sợ của người tốt?)

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)