Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 16: Áp suất

Danh sách bài làm & chấm bài  
Áp suất Các bài giảng

I - Áp lực là gì?

Khi đứng, chân ta tác dụng lên mặt đất một lực ép. Tủ, bàn ghế do có trọng lượng nên cũng tác dụng lực ép lên sàn. Các lực ép đó gọi là áp lực.

áp suất, áp lực, olm, khtn 8

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

II - Áp suất

1. Thí nghiệm

Chuẩn bị:

  • Hai khối kim loại giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật
  • Một khay nhựa hoặc thuỷ tinh trong suốt đựng cát

Tiến hành:

áp suất, khtn 8, olm

  • Đặt khối kim loại lên cát và đo độ lún của cát trong mỗi trường hợp: đặt một khối kim loại nằm ngang (a); đặt hai khối kim loại chồng lên nhau (b); đặt một khối kim loại thẳng đứng (c)
  • So sánh độ lớn của áp lực, diện tích bị ép, độ lún của khối kim loại xuống cát giữa các trường hợp

Từ kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng tới độ lún.

 

@201029849934@

2. Công thức tính áp suất

Áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt.

Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

\(p=\dfrac{F}{S}\)

Trong đó:

  • \(p\) là áp suất
  • \(F\) là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là \(S\)​​

Đơn vị của áp suất là N/m2, còn gọi là pascal, kí hiệu là Pa:

1 Pa = 1 N/m2

Ngoài ra người ta còn dùng một số đơn vị khác của áp suất như: 

  • Atmotphere (kí hiệu là atm): 1 atm = 1,013.106 Pa
  • Milimet thuỷ ngân (kí hiệu là mm Hg): 1 mmHg = 133,3 Pa
  • Bar: 1 Bar = 105 Pa.

Để đo áp suất, người ta dùng áp kế.

 

@201029970506@

3. Công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất

Dựa vào cách làm tăng, giảm áp suất người ta có thể chế tạo những dụng cụ, máy móc phục vụ cho mục đích sử dụng.

Ví dụ: các mũi đinh đều được vuốt nhọn, phần lưỡi dao thường được mài mỏng,...

loading...

Để tăng áp suất tác dụng lên một mặt tiếp xúc, ta có thể:

  • Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích mặt bị ép
  • Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, tăng áp lực
  • Đồng thời tăng áp lực và giảm diện tích mặt bị ép

1. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

2. Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

\(p=\dfrac{F}{S}\)

3. Có thể thay đổi áp suất tác dụng lên một diện tích mặt bị ép bằng cách thay đổi áp lực hoặc thay đổi diện tích mặt bị ép.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)