Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Danh sách bài làm & chấm bài  
Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen Các bài giảng

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

Sự biểu hiện gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố của môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối.

II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG

  • Nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.
  • Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể. Những tế bào vùng đầu mút có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tế bào của phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin làm cho lông đen. Trong khi đó, các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nhưng các gen của chúng lại không được biểu hiện (không tổng hợp được sắc tố melanin) nên lông có màu trắng.

  • Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền kiểu gen.
  • Trong quá trình biểu hiện thành kiểu hình, kiểu gen còn chịu tác động khác nhau của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Các yếu tố bên trong như: tương tác giữa các gen, giữa gen trong nhân và bên ngoài tế bào chất hay với giới tính. Các yếu tố bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, pH, chế độ dinh dưỡng.

III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN

  • Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, đồng loạt theo một hướng xác định, dưới sự ảnh hưởng của môi trường.
  • Tuy thường biến không được di truyền nhưng nhờ đó mà cơ thể có khả năng thích ứng với những biến đổi của môi trường.
  • Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. Mức phản ứng có khả năng di truyền.
  • Tác động của môi trường lên sự biểu hiện thành kiểu hình tùy thuộc vào từng loại tính trạng.
  • Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen nên có hệ số di truyền cao và mức phản ứng hẹp.
  • Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều vào môi trường nên hệ số di truyền thấp và mức phản ứng rộng.
  • Năng suất của giống vật nuôi và cây trồng là kết quả của sự tác động cả giống (kiểu gen) và kĩ thuật sản xuất (yếu tố môi trường).
​@200160549100@@200160550503@

1. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

2. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.

3. Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)