Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 4: Hàm số lượng giác và đồ thị

Danh sách bài làm & chấm bài  

I. Hàm số chẵn, hàm số lẻ

1. Hàm số chẵn:

Hai điều kiện để hàm số $f(x)$ là hàm số chẵn:
+) Nếu $x \in \mathbb D$ thì $-x \in \mathbb D$ (1).
+) $f(-x)=f(x)$ (2).

Ví dụ: Hàm số $f(x)=\dfrac{x^2}{4}$ là hàm số chẵn vì
+) TXĐ: $\mathbb D =\mathbb R$ (thoả mãn (1)).
+) $f(-x)=\dfrac{(-x)^2}{4}=\dfrac{x^2}{4}=f(x)$ (thoả mãn (2)).

loading...

Nhận xét: đồ thị của hàm số chẵn $f(x)=\dfrac{x^2}{4}$ đối xứng qua trục tung $Oy$.

Tổng quát: Đồ thị của hàm số chẵn đối xứng qua trục tung.

Space

@200900003176@ @200900168173@

2. Hàm số lẻ:

Hai điều kiện để hàm số $f(x)$ là hàm số chẵn:
+) Nếu $x \in \mathbb D$ thì $-x \in \mathbb D$. (3)
+) $f(-x) = - f(x)$. (4)

Ví dụ: Hàm số $f(x)=2x$ là hàm số lẻ vì
+) TXĐ: $\mathbb D =\mathbb R$ (thoả mãn (3)).
+) $f(-x)=2.(-x)=-2x=-f(x)$. (thoả mãn (4)).

loading...

Nhận xét: đồ thị của hàm số lẻ $f(x)=2x$ có tâm đối xứng là $O(0;0)$.

Tổng quát: Đồ thị của hàm số chẵn đối xứng qua gốc toạ độ $O(0;0)$.

Space

​@200901661372@

II. Hàm số tuần hoàn

Hàm số $y=f(x)$ có tập xác định $\mathbb D$ được gọi là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại một số $T \neq 0$ sao cho với mọi $x \in \mathbb D$, ta có:

+) $x+T\in \mathbb D$ và $x-T\in \mathbb D$;

+) $f(x+T)=f(x)$.

Số dương $T$ nhỏ nhất thoả mãn các tính chất trên được gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn đó.

Ví dụ: Đồ thị dưới đây là của hàm số tuần hoàn với chu kì $1$:

loading...

Giá trị của hàm số này bằng nhau tại các điểm có khoảng cách bằng $1$.

Tổng quát: Muốn vẽ đồ thị của một hàm số tuần hoàn chu kì $T$, ta chỉ cần vẽ đồ thị trên một đoạn có độ dài bằng $T$, sau đó dịch chuyển song song sang phải sang trái các đoạn lân cận cũng có độ dài bằng $T$.

(Phần vẽ đồ thị sẽ được giải thích rõ ở trong các phần đồ thị của hàm số lượng giác.)

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)