Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 9: Tích của vectơ với một số

Bài tập tự luận: Chứng minh đẳng thức vectơ. Chứng minh ba điểm thẳng hàng

Bài 1  Thảo luận (1)

Cho cho tứ giác lồi $A B C D$. Gọi $E, F$ lần lượt là trung điểm của $A B, C D$ và $G$ là trung điểm $E F$. Chứng minh rằng:

a) $\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{B D}=\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C}=2 \overrightarrow{E F}$.

b) $\overrightarrow{G A}+\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{G D}=\overrightarrow{0}$

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 2  Thảo luận (26)

Cho tứ giác $A B C D$. Gọi hai điểm $M$ và $N$ theo thứ tự là trung điêm của các đoạn $A D, B C$.

a) Chứng minh rằng $\overrightarrow{M N}=\dfrac{1}{2}(\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{D C})=\dfrac{1}{2}(\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{D B})$.

b) Gọi $I$ là trung điểm của $M N$. Chứng minh rằng: $\overrightarrow{I A}+\overrightarrow{I B}+\overrightarrow{I C}+\overrightarrow{I D}=\overrightarrow{0}$.

 

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 3  Thảo luận (0)

Cho tam giác $A B C$ có trung tuyên $A M$. Gọi $I$ là trung điếm của $A M$ và $K$ là điếm trên cạnh $A C$ sao cho $A K=\dfrac{1}{3} A C$. Chứng minh rằng ba điểm $B, I, K$ thẳng hàng. Ta có $\overrightarrow{B I}=\dfrac{1}{2}(\overrightarrow{B A}+\overrightarrow{B M})=\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{B A}+\dfrac{1}{2} \overrightarrow{B C}\right)$

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 4  Thảo luận (0)

Cho tam giác $A B C$. Hai điểm $M, N$ được xác định bởi hệ thức $\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{M A}=\overrightarrow{0}$, $\overrightarrow{A B}-\overrightarrow{N A}-3 \overrightarrow{A C}=\overrightarrow{0}$. Chứng minh rằng $M N / / A C$.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 5  Thảo luận (2)

Cho $\triangle A B C$ với $I, J, K$ lần lượt được xác định bời $\overrightarrow{I B}=2 \overrightarrow{I C} ; \overrightarrow{J C}=-\dfrac{1}{2} \overrightarrow{J A} ; \overrightarrow{K A}=-\overrightarrow{K B}$.
a) Tính $\overrightarrow{I J} ; \overrightarrow{I K}$ theo $\overrightarrow{A B} ; \overrightarrow{A C}$.
b) Chứng minh ba điểm $I, J, K$ thẳng hàng.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 6  Thảo luận (0)

Cho hình bình hành $A B C D$. Trên các tia $A D, A B$ lân lượt lây các điêm $F, E$ sao cho $A D=\dfrac{1}{2} A F, A B=\dfrac{1}{2} A E$. Chứng minh: a) Ba điểm $F, C, E$ thẳng hàng. b) Các tứ giác $B D C E, B D F C$ là hình bình hành.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 7  Thảo luận (0)

Cho tam giác $A B C$. Hai điểm $I, J$ được xác định bởi $\overrightarrow{I A}+3 \overrightarrow{I C}=\overrightarrow{0} ; \overrightarrow{J A}+2 \overrightarrow{J B}+3 \overrightarrow{J C}=\overrightarrow{0}$. Chứng minh ba điểm $I, J, B$ thẳng hàng.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 8  Thảo luận (0)

Trên các cạnh $A B, B C, C A$ của $\triangle A B C$ lấy các điểm $A^{\prime}, B^{\prime}, C^{\prime}$ sao cho $\dfrac{A A^{\prime}}{A B}=\dfrac{B B^{\prime}}{B C}=\dfrac{C C^{\prime}}{A C}$. Chứng minh các tam giác $\triangle A B C$ và $\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ có chung trọng tâm.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 9  Thảo luận (0)

Cho tam giác $A B C$ và một điểm $M$ tùy ý. Gọi $A^{\prime}, B^{\prime}, C^{\prime}$ lân lượt là các điêm đôi xứng của $M$ qua các trung điểm $K, I, J$ của các cạnh $B C, C A, A B$.
a) Chứng minh ba đường thẳng $A A^{\prime}, B B^{\prime}, C C^{\prime}$ đồng quy tại một điểm $N$.
b) Chứng minh rằng khi $M$ di động thì đường thẳng $M N$ luôn đi qua trọng tâm $G$ của $\triangle A B C$.

 

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 10  Thảo luận (0)

Cho hai tam giác $A B C$ và $A_{1} B_{1} C_{1}$ có cùng trọng tâm $\mathrm{G}$. Gọi $G_{1}, G_{2}, G_{3}$ lần lượt là trọng tâm tam giác $B C A_{1}, A B C_{1}, A C B_{1}$. Chứng minh rằng $\overrightarrow{G G_{1}}+\overrightarrow{G G_{2}}+\overrightarrow{G G_{3}}=\overrightarrow{0}$

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 11  Thảo luận (1)

Cho tam giác $A B C$ có trực tâm $\mathrm{H}$, trọng tâm $\mathrm{G}$ và tâm đường tròn ngoại tiếp $\mathrm{O}$. Chứng minh rằng

a) $\overrightarrow{H A}+\overrightarrow{H B}+\overrightarrow{H C}=2 \overrightarrow{H O}$.

b) $\overrightarrow{O A}+\overrightarrow{O B}+\overrightarrow{O C}=\overrightarrow{O H}$.

c) $\overrightarrow{G H}+2 \overrightarrow{G O}=\overrightarrow{0}$.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Bài 12  Thảo luận (0)

Cho tam giác $A B C$ với các cạnh $A B=c, B C=a, C A=b$. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $\mathrm{ABC}$. Chứng minh rằng $a \overrightarrow{I A}+b \overrightarrow{I B}+c \overrightarrow{I C}=\overrightarrow{0}$.

Bạn hãy đăng nhập để trả lời câu hỏi này!
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)