Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Đọc mở rộng theo thể loại: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Danh sách bài làm & chấm bài  
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Các bài giảng

NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

A. TÌM HIỂU VĂN BẢN

I. Tìm hiểu chung

1. Xuất xứIn trong Kho tàng tục ngữ Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016.

2. Thể loại

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào lời nói, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Đặc điểm hình thức

a. Số dòng, số chữ, số vế

 

@200536208997@

--> Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, được tách vế.

b. Gieo vần

- Câu tục ngữ 3: vần cách (thầy - mày).

- Câu tục ngữ 4: vần cách (thầy - tày).

- Câu tục ngữ 5: vần cách (cả - ngã).

- Câu tục ngữ 7: vần cách (non - hòn).

- Câu tục ngữ 8: vần cách (bạn - cạn).

 

@200536210154@

c. Biện pháp tu từ

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

 

@200536209263@

 

Tác dụng của biện pháp tu từ: 

 

- Làm cho các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

 

Đúc kết bài học ngắn gọn, hàm súc.

 

2. Nội dung

 

u tục ngữ Nội dung
Ở hiền gặp lành. Nhắc nhở việc ăn ở hiền hậu, phúc đức sẽ gặp điều thiện lành, may mắn.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Răn dạy về truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Không thầy đố mày làm nên. Nhắc nhở về công lao dạy dỗ của thầy cô.

Học thầy không tày học bạn.

Nhắc nhở việc học từ bạn bè cũng rất quan trọng.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Khuyên nhủ về sự kiên trì, đừng thấy chút ít khó khăn mà vội bỏ cuộc.
Có công mài sắt, có ngày nên kim. Khuyên răn cần có ý chí, chỉ cần cố gắng sẽ thành công.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Khuyên nhủ về sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ tạo nên những thành tựu lớn lao.

Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông.

Nhắc nhở về sự hợp sức, chung lòng của bạn bè sẽ giúp vượt qua mọi khó khăn.

Mất của dễ tìm,

Mất lòng khó kiếm.
Nhắc nhở về việc đối nhân xử thế, khi lỡ làm cho người khác không hài lòng, không tin tưởng thì sẽ khó để họ yêu quý mình trở lại.

 

 

 

B. TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI Ở SÁCH GIÁO KHOA

 

Câu 1 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1, 6, 8, 9.

 

Câu Số chữ Số dòng Số vế
1 4 1 1
6 8 1 2
8 8 1 1
9 8 2 2

 

Câu 2: (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

 

Câu Cặp vần Loại vần
3 thầy - mày Vần cách
4 thầy - tày Vần cách
5 cả - ngã Vần cách
7 non - hòn Vần cách
8 bạn - cạn Vần cách

 

 

 

Câu 3 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.

 

 

 

 

 

*Giải thích:

 

- “Ăn quả”: ta được ăn quả ngọt trên cây khi nó chín; những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được.

 

- “nhớ kẻ trồng cây”: nhớ đến công sức người đã trồng cây tạo ra quả; nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó.

 

- “sóng cả”: sóng lớn, sóng to.

 

- “ngã tay chèo”: chèo không vững, đuối sức, không chống nổi sóng gió. 

 

- “mài sắt”: mài một thứ được làm bằng sắt hay chính là mài dũa bản thân, vượt qua khó khăn thử thách.

 

- “nên kim”: mài cục (thanh) sắt để thành chiếc kim khâu hay chính là những thành quả mà ta nhận được khi vượt qua gian khổ.

 

=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

 

* Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ.

 

 

Câu 4 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

 

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau. Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”,  “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)