Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 4: Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương

Danh sách bài làm & chấm bài  

1. Định lý

@108279503312@

Từ bài tập trên, chúng ta có định lý dưới đây

Định lý

Với số $a$ không âm và số $b$ dương, ta có: $\sqrt{\dfrac{a}{b}}=\dfrac{\sqrt{a}}{\sqrt{b}}$.​

2. Áp dụng

a) Quy tắc khai phương một thương

Muốn khai phương một thương $\dfrac{a}{b}$, trong đó số $a$ không âm và số $b$ dương, ta có thể lần lượt khai phương số $a$ và số $b$, rồi lấy kết quả thứ nhất chia cho kết quả thứ hai.

Ví dụ 1: Tính: $\sqrt{\dfrac{25}{121}}$.

$\sqrt{\dfrac{25}{121}}=\dfrac{\sqrt{25}}{\sqrt{121}}=\dfrac{5}{11}$.

​@108337291132@

b) Quy tắc chia hai căn bậc hai

Muốn chia căn bậc hai của số $a$ không âm cho căn bậc hai của số $b$ dương, ta có thể chia số $a$ cho số $b$ rồi khai phương kết quả đó.

Ví dụ 2: Tính: $\dfrac{\sqrt{80}}{\sqrt{5}}$.

$\dfrac{\sqrt{80}}{\sqrt{5}}=\sqrt{\dfrac{80}{5}}=\sqrt{16}=4$.

Chú ý: Một cách tổng quát, với biểu thức $A$ không âm và biểu thức $B$ dương, ta có: $\sqrt{\dfrac{A}{B}}=\dfrac{\sqrt{A}}{\sqrt{B}}$.

​@108279492534@@108337299293@
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)