Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản (phần II) Các bài giảng

2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển đến giai đoạn nhất định sẽ xuất hiện các tổ chức độc quyền. Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao. Các tổ chức độc quyền tồn tại dưới hình thức khác nhau như các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,...

- Ở giai đoạn đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và sức mạnh kinh tế chưa lớn. Càng về sau, sức mạnh của các tổ chức độc quyền càng tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới – chủ nghĩa tư bản độc quyền.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá trong nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản độc quyền có năm đặc điểm lớn, được Lê-nin khái quát ở những năm đầu của thế kỉ XX.

 

@201237993967@

3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

a) Khái niệm

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với những đặc điểm mới so với năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà Lê-nin đã khái quát ở đầu thế kỉ XX.

- Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

1. Độc quyền nhà nước.

2. Có sức sản xuất phát triển cao.

3. Lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

5. Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.

b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

• Tiềm năng

- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học – công nghệ, nền tảng pháp chế, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới.

- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

+ Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần năm thế kỉ; tiếp tục áp dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật.

+ Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có nền tảng pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.

+ Đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho chủ nghĩa tư bản hiện đại những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế.

• Thách thức

- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện ở bản chất của chế độ, những mâu thuẫn nội tại: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,... 

- Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

+ Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí.

+ Đối mặt với những vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền dân chủ tư sản đang bị xói mòn và trên thực tế nền dân chủ đó chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.

+ Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính – tiền tệ, khủng hoảng môi trường.

loading...
Biểu tình chống biến đổi khí hậu ở Anh (2019)

 

@201237994323@@201237996702@

Chúc các em học tốt !

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)