Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 1: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

Danh sách bài làm & chấm bài  

1. Nhắc lại về đường tròn

Ở lớp 6, ta đã biết:

Đường tròn tâm $O$ bán kính $R$ (với $R>0$) là hình gồm các điểm cách điểm $O$ một khoảng bằng $R$.


+) Nếu điểm $M$ nằm trong đường tròn $(O;R)\Leftrightarrow OM<R$.

+) Nếu điểm $M$ nằm trên đường tròn $(O;R)\Leftrightarrow OM=R$.

+) Nếu điểm $M$ nằm ngoài đường tròn $(O;R)\Leftrightarrow OM>R$.

@108347906367@

2. Cách xác định đường tròn

Qua ba điểm không thẳng hàng, ta vẽ được một và chỉ một đường tròn.

Để xác định đường tròn đi qua ba điểm $A,B,C$ bất kì, không thẳng hàng, ta thực hiện các bước sau:

+) Xác định tâm: Tâm $O$ là giao của 2 trong 3 đường trung trực của các cạnh của tam giác $ABC$.

+) Bán kính: $R=OA=OB=OC$.

Chú ý. Không vẽ được đường tròn nào đi qua ba điểm thẳng hàng.

@108348660680@ @108348494997@

Đường tròn đi qua ba đỉnh $A$, $B$, $C$ gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ hay tam giác $ABC$ là tam giác nội tiếp đường tròn.

3. Tâm đối xứng

Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.
@108348330158@

4. Trục đối xứng

Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.
@108347789391@
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)