Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 1. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm

Danh sách bài làm & chấm bài  

Mẫu số liệu ghép nhóm

1. Khái niệm và ví dụ mẫu số liệu ghép nhóm:

Ví dụ 1:

Số lượng khách mua bảo hiểm nhân thọ trong một ngày

Khoảng tuổi $[20;30)$ $[30;40)$ $[40;50)$ $[50;60)$ $[60;70)$
Số khách hàng $1$ $7$ $12$ $4$ $0$

Nhận xét: Khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ được phân loại vào các khoảng tuổi.

Space

​@201187778386@ @201187781909@

 

* Định nghĩa

Mẫu số liệu ghép nhóm thường được trình bày dưới dạng bảng thống kê như sau:

Bảng 1: Bảng tần số ghép nhóm

Nhóm  $[u_1;u_2)$   $[u_2;u_3)$   ...   $[u_k;u_{k+1})$ 
 Tần số  $n_1$ $n_2$ ... $n_k$

 

Chú ý: 

- Bảng trên gồm $k$ nhóm $\left[u_j ; u_{j+1}\right)$ với $1 \leq j \leq k$, mỗi nhóm gồm một số giá trị được ghép theo một tiêu chí xác định.
- Cỡ mẫu $n=n_1+n_2+\ldots+n_k$.
- Giá trị chính giữa mỗi nhóm được dùng làm giá trị dại diện cho nhóm ấy. Ví dụ nhóm $\left[u_1 ; u_2\right)$ có giá trị đại diện là $\dfrac{1}{2}\left(u_1+u_2\right)$.
- Hiệu $u_{j+1}-u_j$ được gọi là độ dài của nhóm $\left[u_j ; u_{j+1}\right)$.

 

Lấy thông tin ở ví dụ 1, hoàn thành phần luyện tập dưới đây.

​@201187783158@ @201187784135@ @201187785221@

Space

2. Ghép nhóm mẫu số liệu:

* Quy tắc thường dùng:

Mỗi mẫu số liệu có thể được ghép nhóm theo nhiều cách khác nhau nhưng thường tuân theo một số quy tắc sau:
- Tính độ lớn của khoảng biến thiên $R$.
- Chọn từ $k=5$ đến $k=20$ nhóm. Cỡ mẫu càng lớn thì cần càng nhiều nhóm số liệu. Các nhóm có cùng độ dài bằng $L$. Cách chọn: $L > \dfrac{R}{k}$.
- Giá trị nhỏ nhất của mẫu thuộc vào nhóm $\left[u_1 ; u_2\right)$ và càng gần $u_1$ càng tốt. Giá trị lớn nhất của mẫu thuộc nhóm $\left[u_k ; u_{k+1}\right)$ và càng gần $u_{k+1}$ càng tốt.

Ví dụ 2: Cân nặng của $28$ học sinh nam lớp $11$ được cho như sau:

$55,4$    $62,6$    $54,2$    $56,8$    $58,8$    $59,4$   $60,7$   $58$     $59,5$    $63,6$    $61,8$    $52,3$    $63,4$    $57,9$

$49,7$    $45,1$    $56,2$    $63,2$    $46,1$    $49,6$   $59,1$   $55,3$   $55,8$   $45,5$     $46,8$    $54$      $49,2$   $52,6$

Hãy chia mẫu dữ liệu trên thành $5$ nhóm, lập bảng tần số ghép nhóm và xác định giá trị đại diện cho mỗi nhóm.

Giải

Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là $R=63,6-45,1=18,5$.

Độ dài mỗi nhóm $L>\dfrac{R}{k}=\dfrac{18,5}{5}=3,7$

Ta chọn $L=4$ và chia dữ liệu thành các nhóm $[45;49),[49;53),[53;57),[57;61),[61;65)$.

Khi đó, ta có bảng tần số ghép nhóm sau:

 Cân nặng  $[45;49)$ $[49;53)$ $[53;57)$ $[57;61)$ $[61;65)$
 Giá trị đại diện  $47$ $51$ $55$ $59$ $63$
Số học sinh $4$ $5$ $7$ $7$ $5$

 Space

​@201187914257@
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)