Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Danh sách bài làm & chấm bài  
Lý thuyết Các bài giảng

I. Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928)

- Tiền thân: Hội Phục Việt.

- Thời gian: ngày 14/7/1925.

- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Trung Kì thành lập. 

- Thành phần: những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

- Hoạt động:

+ Khi mới thành lập, là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt.

+ Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nội bộ Tân Việt đã phân hóa thành hai khuynh hướng: khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản.

- Ý nghĩa: sự ra đời và hoạt động của Tân Việt chứng tỏ tinh thần yêu nước và nguyện vọng cứu nước của thanh niên trí thức tiểu tư sản Việt Nam.

@87175@

II. Việt Nam Quốc dân đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930)

1. Việt Nam Quốc dân đảng

- Sự ra đời: thành lập ngày 25/12/1927 từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã.

- Người sáng lập: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu…

- Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Nguyễn Thái Học – Wikipedia tiếng Việt
Nguyễn Thái Học

- Hoạt động:

+ Địa bàn chủ yếu ở một số địa phương Bắc Kì.

+ Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh (2/1929) nhưng không thành công, bị thực dân Pháp khủng bố trắng.

+ Khởi nghĩa Yên Bái (1930).

@87176@

2. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái

- Hoàn cảnh: Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh vào ngày 2/9/1929 ở Hà Nội. Thực dân Pháp đã tổ chức đàn áp. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề. Cơ sở đảng bị phá vỡ ở nhiều nơi, cán bộ từ trung ương đến địa phương hầu hết bị sa vào tay giặc. Trước tình thế đó, một số người lãnh đạo còn lại quyết định khởi nghĩa.

- Diễn biến, kết quả: cuộc khởi nghĩa nổ ra vào ngày 9/2/1930 tại Yên Bái, sau đó lan đến Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình nhưng nhanh chóng bị thất bại.

TRẦN ĐỨC PHỔ: Khởi Nghĩa Yên Bái (1930)
Tranh vẽ Khởi nghĩa Yên Bái

- Nguyên nhân thất bại:

+ Khách quan: thực dân Pháp còn mạnh và chúng đàn áp tàn bạo.

+ Chủ quan: do sự non yếu về chính trị và tổ chức, không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

- Ý nghĩa lịch sử: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù giặc của nhân dân ta đối với thực dân và phong kiến.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)