Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 20: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách

Danh sách bài làm & chấm bài  

1. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG

Trên mặt phẳng tọa độ, xét hai đường thẳng với phương trình tổng quát

\(\Delta_1:a_1x+b_1y+c_1=0\) và \(\Delta_2:a_2x+b_2y+c_2=0\).

Tọa độ điểm chung của \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) là nghiệm của hệ phương trình: 

\(\left\{{}\begin{matrix}a_1x+b_1y+c_1=0\\a_2x+b_2y+c_2=0.\end{matrix}\right.\) (I)

Khi đó: 

  • \(\Delta_1\) cắt \(\Delta_2\) \(\Leftrightarrow\) hệ (I) có nghiệm duy nhất;
  • \(\Delta_1\) song song với \(\Delta_2\) \(\Leftrightarrow\) hệ (I) vô nghiệm;
  • \(\Delta_1\) trùng \(\Delta_2\) \(\Leftrightarrow\) hệ (I) có vô số nghiệm. 

Trong trường hợp \(a_2,b_2,c_2\) đều khác \(0\) thì ta có: 

  • \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) cắt nhau \(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{a_1}{a_2}\ne\dfrac{b_1}{b_2}\);
  • \(\Delta_1\) song song \(\Delta_2\) \(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{a_1}{a_2}=\dfrac{b_1}{b_2}\ne\dfrac{c_1}{c_2}\);
  • \(\Delta_1\) trùng \(\Delta_2\) \(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{a_1}{a_2}=\dfrac{b_1}{b_2}=\dfrac{c_1}{c_2}\).

Xét hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) có hai vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_1},\overrightarrow{u_2}\) và hai vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}\). Lấy một điểm \(M\) thuộc \(\Delta_1\). Khi đó ta cũng có kết quả sau: 

  • \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) trùng nhau khi và chỉ khi \(\overrightarrow{n_1}\) cùng phương với \(\overrightarrow{n_2}\) (hoặc \(\overrightarrow{u_1}\) cùng phương với \(\overrightarrow{u_2}\)) và \(M\) thuộc \(\Delta_2\).
  • \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) song song khi và chỉ khi \(\overrightarrow{n_1}\) cùng phương với \(\overrightarrow{n_2}\) (hoặc \(\overrightarrow{u_1}\) cùng phương với \(\overrightarrow{u_2}\)) và \(M\) không thuộc \(\Delta_2\).
  • \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) cắt nhau khi và chỉ khi \(\overrightarrow{n_1}\) không cùng phương với \(\overrightarrow{n_2}\) (hoặc \(\overrightarrow{u_1}\) không cùng phương với \(\overrightarrow{u_2}\)).

Ví dụ: Cho đường thẳng \(d\) có phương trình \(2x-y+1=0\). Xét vị trí tương đối của \(d\) với mỗi đường thẳng sau: 

a) \(\Delta_1:\left\{{}\begin{matrix}x=1+t\\y=-1+2t.\end{matrix}\right.\)

b) \(\Delta_2:y=x+2\).

c) \(\Delta_3:\dfrac{x}{4}-\dfrac{y}{8}=-\dfrac{1}{8}\).

Giải

a) \(\Delta_1:\left\{{}\begin{matrix}x=1+t\\y=-1+2t\end{matrix}\right.\) nên có một vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u_{\Delta_1}}=\left(1;2\right)\) suy ra một vectơ pháp tuyến của đường thẳng này là \(\overrightarrow{n_{\Delta_1}}=\left(2;-1\right)\).

Ta lấy \(t=0\), ta được điểm \(M\left(1;-1\right)\in\Delta_1\)

Phương trình tổng quát của đường thẳng \(\Delta_1\) là \(2x-y-3=0\).

Hai đường thẳng \(d\) và \(\Delta_1\) có hai vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_d}=\left(2;-1\right)\) và \(\overrightarrow{n_{\Delta_1}}=\left(2;-1\right)\) cùng phương nên \(d\) và \(\Delta_1\) song song hoặc trùng nhau. 

Mà ta có \(M\left(1;-1\right)\) thuộc đường thẳng \(\Delta_1\) nhưng không thuộc đường thẳng \(d\) vì \(2.1-\left(-1\right)+1=4\ne0\)

Do đó hai đường thẳng này song song với nhau. 

b) Đường thẳng \(\Delta_2\) có phương trình \(y=x+2\Leftrightarrow x-y+2=0\) nên có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_{\Delta_2}}=\left(1;-1\right)\)

Ta có \(\dfrac{2}{1}\ne\dfrac{-1}{-1}\), do đó hai vectơ pháp tuyến của hai đường thẳng \(d\) và \(\Delta_2\) không cùng phương. Suy ra hai đường thẳng \(d\) và \(\Delta_2\) cắt nhau. 

c) Đường thẳng \(\Delta_3\) có phương trình \(\dfrac{x}{4}-\dfrac{y}{8}=-\dfrac{1}{8}\Leftrightarrow2x-y+1=0\)

Vậy hai đường thẳng \(d\) và \(\Delta_3\) là một, hay chúng trùng nhau. 

 

@108263384598@@108263387668@@108263385983@

 

2. GÓC GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG

 

Cho hai đường thẳng cắt nhau \(\Delta_1:a_1x+b_1y+c_1=0\) và \(\Delta_2:a_2x+b_2y+c_2=0\).

Khi đó, \(\overrightarrow{n_1}\left(a_1;b_1\right)\)\(\overrightarrow{n_2}\left(a_2;b_2\right)\) tương ứng là các vectơ pháp tuyến của \(\Delta_1\)\(\Delta_2\) và góc \(\varphi\) giữa hai đường thẳng \(\Delta_1\)\(\Delta_2\) được xác định thông qua công thức

\(\cos\varphi=\left|\cos\left(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}\right)\right|=\dfrac{\left|\overrightarrow{n_1}.\overrightarrow{n_2}\right|}{\left|\overrightarrow{n_1}\right|.\left|\overrightarrow{n_2}\right|}=\dfrac{\left|a_1a_2+b_1b_2\right|}{\sqrt{a_1^2+b_1^2}.\sqrt{a_2^2+b_2^2}}\).

Hai đường thẳng \(\Delta_1\)\(\Delta_2\) vuông góc với nhau khi và chỉ khi 

\(\cos\varphi=0\Leftrightarrow\overrightarrow{n_1}.\overrightarrow{n_2}=a_1a_2+b_1b_2=0\).

Ví dụ: Tính góc giữa các cặp đường thẳng sau: 

a) \(d_1:\sqrt{3}x-y-4=0\) và \(d_2:x-\sqrt{3}y+2=0;\)

b) \(d_3:\left\{{}\begin{matrix}x=2+3t\\y=1+t\end{matrix}\right.\) và \(d_4:\left\{{}\begin{matrix}x=1+4t'\\y=5-2t';\end{matrix}\right.\)

c) \(d_5:\left\{{}\begin{matrix}x=3-3t\\y=2+2t\end{matrix}\right.\) và \(d_6:3x-2y+6=0\).

Giải:

a) Gọi \(\alpha\) là góc giữa hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\)

Ta có \(\overrightarrow{n_{d_1}}=\left(\sqrt{3};-1\right)\)\(\overrightarrow{n_{d_2}}=\left(1;-\sqrt{3}\right)\)

Theo công thức tính góc giữa hai đường thẳng ta có

\(\cos\alpha=\left|\cos\left(\overrightarrow{n_{d_1}},\overrightarrow{n_{d_2}}\right)\right|=\dfrac{\left|\overrightarrow{n_{d_1}}.\overrightarrow{n_{d_2}}\right|}{\left|\overrightarrow{n_{d_1}}\right|.\left|\overrightarrow{n_{d_2}}\right|}=\dfrac{\left|\sqrt{3}.1+\left(-1\right).\left(-\sqrt{3}\right)\right|}{\sqrt{3+1}.\sqrt{1+3}}=\dfrac{\left|2\sqrt{3}\right|}{4}=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)

suy ra \(\alpha=30^o\).

Vậy góc giữa hai đường thẳng là \(\alpha=30^o\).

b) Gọi \(\beta\) là góc giữa hai đường thẳng \(d_3\) và \(d_4\)

Ta có \(\overrightarrow{u_{d_3}}=\left(3;1\right)\)\(\overrightarrow{u_{d_4}}=\left(4;-2\right)\)

Theo công thức tính góc giữa hai đường thẳng ta có

\(\cos\beta=\left|\cos\left(\overrightarrow{u_{d_3}},\overrightarrow{u_{d_4}}\right)\right|=\dfrac{\left|\overrightarrow{u_{d_3}}.\overrightarrow{u_{d_4}}\right|}{\left|\overrightarrow{u_{d_3}}\right|.\left|\overrightarrow{u_{d_4}}\right|}=\dfrac{\left|3.4+1.\left(-2\right)\right|}{\sqrt{3^2+1^2}.\sqrt{4^2+\left(-2\right)^2}}=\dfrac{\left|10\right|}{\sqrt{10}.\sqrt{20}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}\)

suy ra \(\beta=45^o\).

Vậy góc giữa hai đường thẳng là \(\beta=45^o\).

c) Gọi \(\gamma\) là góc giữa hai đường thẳng \(d_5\) và \(d_6\)

Ta có \(\overrightarrow{u_{d_5}}=\left(-3;2\right)\Rightarrow\overrightarrow{n_{d_5}}=\left(2;3\right)\)\(\overrightarrow{n_{d_6}}=\left(3;-2\right)\)

Theo công thức tính góc giữa hai đường thẳng ta có

\(\cos\gamma=\left|\cos\left(\overrightarrow{n_{d_5}},\overrightarrow{n_{d_6}}\right)\right|=\dfrac{\left|\overrightarrow{n_{d_5}}.\overrightarrow{n_{d_6}}\right|}{\left|\overrightarrow{n_{d_5}}\right|.\left|\overrightarrow{n_{d_6}}\right|}=\dfrac{\left|2.3+3.\left(-2\right)\right|}{\sqrt{2^2+3^2}.\sqrt{3^2+\left(-2\right)^2}}=0\)

suy ra \(\gamma=90^o\).

Vậy góc giữa hai đường thẳng là \(\gamma=90^o\).

Cách khác: Ta thấy \(\overrightarrow{n_{d_5}}.\overrightarrow{n_{d_6}}=2.3+3.\left(-2\right)=0\) do đó \(\gamma=90^o\).

 

@108263395237@@108263395237@

 

3. KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM ĐẾN MỘT ĐƯỜNG THẲNG

 

Cho điểm \(M\left(x_0;y_0\right)\) và đường thẳng \(\Delta:ax+by+c=0\). Khoảng cách từ điểm \(M\) đến đường thẳng \(\Delta\), kí hiệu là \(d\left(M,\Delta\right)\), được tính bởi công thức

\(d\left(M,\Delta\right)=\dfrac{\left|ax_0+by_0+c\right|}{\sqrt{a^2+b^2}}\)

Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ, cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(1;0\right)\)\(B\left(3;2\right)\) và \(C\left(-2;-1\right)\)

Tính độ dài đường cao kẻ từ \(C\) của tam giác \(ABC\)

Giải:

Một vectơ chỉ phương của đường thẳng \(AB\) là \(\overrightarrow{AB}=\left(2;2\right)\) suy ra một vectơ pháp tuyến của đường thẳng \(AB\) là \(\overrightarrow{n_{AB}}=\left(1;-1\right)\).

Phương trình tổng quát của đường thẳng \(AB\) là \(x-y-1=0\)

Độ dài đường cao kẻ từ \(C\) của tam giác \(ABC\) là 

\(d\left(C,AB\right)=\dfrac{\left|-2-\left(-1\right)-1\right|}{\sqrt{\left(-2\right)^2+\left(-1\right)^2}}=\dfrac{4\sqrt{5}}{5}\).

 

@108263421865@@108263405287@@108263426736@@108263425570@

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)