Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Trong nền kinh tế có rất nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh. Để tồn tại và phát triển, các chủ thể này phải lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp.

Em hãy cùng bạn liệt kê các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và lấy ví dụ về mô hình sản xuất kinh doanh của các chủ thể đó. 

- Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,…

- Ví dụ:

       + Cá nhân: anh Mạnh chăn nuôi gà tại nhà.

       + Hộ gia đình: gia đình bác Bình nuôi bò sữa trên nông trại của hộ gia đình.

       + Doanh nghiệp: Công ty A chuyên sản xuất quần áo may mặc.

& Khám phá

1. Sản xuất kinh doanh và vai trò của sản xuất kinh doanh

       a) Em hãy mô tả quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được đề cập trong hình ảnh trên và chỉ ra các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó. 

- Trang trại bò vắt sữa -> Vận chuyển đến nhà máy để bảo quản -> Chế biến -> Đóng gói thành phẩm -> Vận chuyển đến các chợ, siêu thị,.. để bán.

       b) Theo em, mục đích của việc sản xuất kinh doanh là gì? 

- Mục đích của việc sản xuất kinh doanh:  Tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận.

Chè là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Với xu hướng tiêu dùng và nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng, việc sản xuất chè hữu cơ đã giúp người trồng chè ở các vùng chè đặc sản nổi tiếng ở Thái Nguyên có thu nhập cao và thu hút ngày càng nhiều lao động vào sản xuất kinh doanh Không những thế, chè Thái Nguyên còn được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại nguồn thu cho đất nước. (Theo Báo Dân sinh, ngày 14/10/2020)

       a) Theo em, sản xuất kinh doanh có vai trò gì đối với người tiêu dùng? 

- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh

- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.

       b) Em hãy cho biết việc sản xuất kinh doanh chè mang lại lợi ích gì cho các chủ thể của nền kinh tế? 

- Tạo thu nhập cho người trồng chè ở các vùng chè đặc sản nồi tiếng ở Thái Nguyên.

- Tạo việc làm, thu hút ngày càng nhiều lao động vào sản xuất kinh doanh.

2. Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mỗi mô hình

Hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay bao gồm các mô hình cơ bản là kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp.

a. Mô hình kinh tế hộ gia đình

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Điều 79, Nghị định số 01/2021/NĐ – CP về đăng kí doanh nghiệp

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng kí thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của minh đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng kí hộ kinh doanh thì uỷ quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng kí hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình uỷ quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quả vặt, buôn chuyển, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng kí hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Thông tin 2. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình cho hiệu quả cao. Trong giai đoạn 2015 – 2020, toàn huyện có hơn 40 nghìn lượt hộ hội viên nông dân đăng kí tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Các hộ gia đình trên địa bản huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả như nuôi bò vỗ béo hưởng thịt ở các xã Cao Phong, Tử Yên, Hải Lựu; nuôi bỏ nơi sinh sản ở các xã Nhạo Sơn, Tứ Yên Đôn Nhân, Như Thụy, nuôi lợn ở xã Lãng Công,

Trường hợp. Sinh ra trong một miền quê và gia đình gắn bó với nghề làm nón lá truyền thống, chị An được bố mẹ truyền lại kinh nghiệm làm nón và những bí quyết riêng để tạo ra những chiếc nón đẹp. Những ngày cuối tuần được nghỉ học, chị An thưởng phụ giúp bố mẹ làm nón. Với quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp nên thu nhập của gia đình không lớn. Những năm gần đây, thấy tinh hình tiêu thụ nón là khó khăn, các hộ gia đình trong làng đã tìm cách đưa nón lá của quê hương minh đến những vùng miền khác và xuất khẩu đi một số nước. Chị An mong muốn sau này sẽ tiếp tục nghề truyền thống của gia đình mình để đưa những chiếc nón lá – một nét đẹp văn hoá Việt Nam đến khắp nơi trên thế giới.

       a) Em hãy căn cứ vào các thông tin để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình. 

- Chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình: thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất, kinh doanh.

       b) Em hãy liệt kê lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình ở thông tin 2 và trường hợp trên. 

- Ở thông tin 2:

       + Nuôi bò vỗ béo hướng thịt ở các xã Cao Phong, Tứ Yên, Hải Lựu

       + Nuôi bò nái sinh sản ở các xã Nhạo Sơn, Tứ Yên, Đôn Nhân, Như Thuỵ

       + Nuôi lợn ở xã Lãng Công,...

- Ở trường hợp trên: Nghề làm nón lá truyền thống.

       c) Em có ý kiến như thế nào về nhận định: Mô hình kinh tế hộ gia đình thường có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn đầu tư thấp? 

- Nhận định trên hoàn toàn đúng. Bởi vì: kinh doanh hộ gia đình thường sẽ dựa vào công nghệ và sức lao động truyền thống, lao động bằng tay chân. kinh doanh trên đất nha nền quy mô sẽ nhỏ, kĩ thuật đơn giản và không cần đầu tư quá nhiều vốn vào việc sản xuất.

b. Mô hình kinh tế hợp tác xã

Em hãy đọc các thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã. (Theo Điều 3, Luật Hợp tác xã, Luật số 23/2012/QH13)

       Em hãy căn cứ vào thông tin 1 để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã? Theo em, mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành như thế nào? Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là gì? 

- Chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã: tổ chức, tập thể.

- Mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành:  Do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã.

- Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên:

       + Tìm kiếm việc làm, vì lợi ích nhu cầu chung.

       + Hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

Thông tin 2. Những năm gần đây, trên địa bản tỉnh Bình Thuận xuất hiện mô hình kinh tế hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với cách sản xuất kinh doanh mới Bình Thuận hiện có khoảng 180 hợp tác xã, được hình thành một cách tự nguyện giữa các xã viên với hơn 47 800 thành viên Các hợp tác xã vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập thì hợp tác xã còn góp phần tạo ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thật nghiệp của xã hội, tạo điều kiện phát triển cho những cả nhân nhỏ lẻ, không du khả năng tự kinh doanh độc lập. Tiêu biểu là hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh huyện Tánh Linh trống nấm linh chỉ, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ, tại hợp tác xã Bình Minh, huyện Bắc Bình trong dưa lưới trong nhà mảng, hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trong thanh long ứng dụng khoa học – công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,...

       Em hãy cho biết những lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2? Em hãy liệt kê các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của hợp tác xã mà em biết. 

- Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2:

       + Hợp tác xã nông nghiệp Lạc Tánh, huyện Tánh Linh trồng nấm linh chi, nắm rơm và sản xuât phân hữu cơ.

       + Hợp tác xã Bình Minh, huyện Bắc Binh trồng dưa lưới trong nhà màng.

       + Hợp tác xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc trồng thanh long ửng dụng khoa học — công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ quả thanh long,...

- Một số hợp tác xã mà em biết:

       + Hợp tác xã sản xuất - tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa.

       + Hợp tác xã nông nghiệp Mộc Sơn.

       + Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu.

Tình huống. Gia đình Lan là hộ chuyên canh mu ở vùng ngoại thành. Do sản xuất với quy mô nhỏ và bo me Lan phin tu tiêu thụ nên thu nhập thấp, không ổn định. Những năm gần đây, ở quê Lan xuất hiện mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp chuyên cung cấp rau, thịt an toàn mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho các xã viên. Nhiều hộ gia dinh trong quanh như: Lan đã tham gia hợp tác xã, được cán bộ hỗ trợ về kĩ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh và hợp tác xã đứng ra thu mua sản phẩm. Gia đình Lan băn khoăn không biết có nên thuần gia hợp tác xã hay không.

       Em hãy đọc tình huống bên và đưa ra ý kiến của em đề giúp gia đình Lan lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp. 

- Ý kiến: gia đình Lan nên tham gia hợp tác xã để nhận được sự giúp đỡ từ các thành viên trong hợp tác xã về nguồn tiêu thụ, thị trường, công nghệ trồng rau cũng như nguồn vốn. Từ đó có thể  phát triển việc kinh doanh của gia đình, nâng cao chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

c. Mô hình doanh nghiệp

Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Luật Doanh nghiệp 2020, số 59/2020/QH14 (trích)

Điều 4. Giải thích thuật ngữ

10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh

11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước

1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm

a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 111, Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa,

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tải sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của minh về mọi hoạt động của doanh nghiệp

       a) Em hãy căn cứ vào thông tin trên để xác định đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp. 

- Đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.

       b) Hãy liệt kê các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên và cho biết đặc điểm về nguồn gốc hình thành vốn của từng loại hình doanh nghiệp đó. Ngoài các loại hình trên, em còn biết các loại hình doanh nghiệp nào khác? 

- Các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến:

       + Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

       + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

       + Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

       + Công ty cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

       + Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Các loại hình doanh nghiệp khác:

       + Công ty hợp danh

       c) Em hãy phân biệt các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên.

Loại hình doanh nghiệp

Đặc điểm

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Doanh nghiệp nhà nước

Được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Công ty cổ phần

Số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

loading...

Hình 1: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12/2019 Theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê

       a) Em hãy quan sát hình ảnh trên và cho biết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhận xét về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

       + Nông, lâm, thủy sản.

       + Công nghiệp và xây dựng.

       + Dịch vụ.

- Nhận xét về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

       + Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, ngành nông lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất.

       + Doanh nghiệp ngoài nhà nước nhiều nhất, doanh nghiệp nhà nước ít nhất.

       + Doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ xuất hiện nhiều, doanh nghiệp lớn xuất hiện ít.

       b) Theo em, nếu căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại nào? 

- Doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Doanh nghiệp nhỏ.

- Doanh nghiệp vừa.

- Doanh nghiệp lớn.

? Luyện tập

1. Em đồng tỉnh hay không đồng tỉnh với ý kiến nào dưới dây? Vì sao?

A. Phát triển sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho chủ thể sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giảm bớt tệ nạn xã hội

B. Sản xuất kinh doanh chỉ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ thể sản xuất.

C. Khi doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận thi nền kinh tế, đất nước càng phát triển.

D. Nên tập trung phát triển các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại, giảm bớt các nghề truyền thống ở địa phương. 

- Đồng tình với các ý kiến sau:

       + A. Phát triển sản xuất kinh doanh góp phản giải quyết việc làm cho chủ thể sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chát và tình thần cho người lao động, giảm bớt tệ nạn xã hội.

       + C. Khi doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận thì nền kinh tế, đất nước càng phát triển.

- Không đồng tình với các ý kiến:

       + B. Sản xuất kinh doanh chỉ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ thể sản xuất.

Bởi vì: Sản xuất kinh doanh còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.

       + D. Nên tập trung phát triển các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại, giảm bớt các nghề truyền thống ở địa phương.

Bởi vì có thể phát triển các ngành sản xuất kinh doanh hiện đại bên cạnh đó sẽ tạo ra nhiều hình thức khác nhau để đồng thời phát triển các nghề truyền thống ở địa phương.

2. Em hãy lựa chọn một điển hình kinh tế hộ gia dinh mang lại hiệu quả kinh tế ở địa phương và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Gia đình ông Nguyễn Văn Khởi, khu vực Bình Trung, phường Long Hòa, đã thành công từ mô hình nuôi nhím thịt quy mô hộ gia đình. Cách đây hơn 6 năm, tình cờ xem truyền hình thấy mô hình nuôi nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định mua một cặp nhím về nuôi "văn nghệ". Không ngờ, nhím rất dễ nuôi, lớn nhanh và phù hợp với khí hậu địa phương nên ông Khởi dần tăng đàn. Đến nay, ông Khởi đã có 30 con nhím. Ông Khởi cho biết, thức ăn của nhím là tất cả các loại rau, củ, quả, một ngày có thể cho ăn nhiều lần vào bất cứ lúc nào. Trung bình một chuồng nuôi khoảng 2-3 con nhím có diện tích 1m2, cao 0,8-1m, bên trên có thể ngăn bằng lưới. Mỗi năm, nhím mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Sau 6-7 tháng sinh trưởng một con nhím thịt xuất chuồng nặng khoảng 10kg có giá khoảng 230.000-250.000 đồng/kg, ngoài bán nhím thịt thì gia đình ông cũng bán nhím giống, phục vụ nhu cầu chăn nuôi cho các gia đình khác. Ông Khởi cho biết thêm, nhím giống mới trưởng thành có giá khoảng 3 triệu đồng/cặp, nhím giống bố mẹ lên đến 9 triệu đồng/cặp. Đàn nhím 30 con đem lại thu nhập cho gia đình 60-80 triệu đồng/năm. "Gia đình tôi xuất nhím thịt cho các nhà hàng có nhu cầu trên địa bàn, còn lại bán lẻ cho các gia đình có nhu cầu thưởng thức món ngon này" ông Khởi nói.

3. Em hãy đọc tỉnh huống sau và trả lời câu hỏi

Nhóm của Oanh và Hùng tranh luận về mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Oanh: Tớ cho rằng mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận thông qua việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng.

Hùng: Mình thi cho rằng, mục tiêu trước hết của doanh nghiệp là lợi nhuận. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn hưởng đến yếu tố cộng đồng, xã hội và môi trường

a) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến của bạn nào? Vì sao? 

- Em tán thành ý kiến của bạn Hùng.

- Em không tán thành ý kiến của bạn Oanh. Bởi vì bên cạnh lợi nhuận, ngày nay các doanh nghiệp còn hướng đến yếu tố cộng đồng, xã hội và môi trường.

b) Em hãy cùng bạn lấy một ví dụ để làm rõ các mục tiêu của một doanh nghiệp cụ thể mà em biết.

Em hãy cùng bạn dựa vào những hiểu biết thực tế để hoàn thành bài tập.

4. Em hãy cùng bạn thảo luận về xu hướng của thị trưởng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trong thời gian tới. 

- Xu hướng kinh doanh hộ gia đình: “Quán ăn Online” với xu hướng hiện tại của người tiêu dùng, hộ gia đình thường mở các quán ăn cùng với việc phát triển cửa hàng online để khách hàng có thể đặt hàng mà không cần tới quán.

- Xu hướng kinh doanh hợp tác xã:  phát triển theo hướng hữu cơ, chuẩn hữu cơ, áp dụng nhiều khoa học – kĩ thuật, cải thiện quá trình logistics.

- Xu hướng kinh doanh doanh nghiệp: tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh áp dụng những kĩ thuật mới.

5. Em hãy đọc các tỉnh huống dưới đây và đưa ra lời khuyên với các bạn trong tỉnh huống đó.

a) Địa phương của Hưng có nghề sản xuất bánh kẹo truyền thống. Mặc dù các loại bánh kẹo trên thị trường rất đa dạng nhưng hương vị bánh kẹo truyền thống của quê Hưng vẫn vẹn nguyên suốt từ bao đời nay. Đặc biệt, mỗi dịp tết đến, xuân về, nhà nào cũng đỏ lửa, luôn tay làm cả ngày mà vẫn không kịp hàng để giao cho khách. Hưng muốn sau này sẽ tiếp tục nghề truyền thống của địa phương nhưng anh trai của Hưng thì cho rằng sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống không phủ hợp trong bối cảnh hiện nay. Em hãy nhận xét sự lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Hưng.

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của anh trai bạn Hưng? Vì sao? 

- Em không đồng tính với ý kiến của anh trai Hưng.

- Bởi vì hương vị bánh kẹo truyền thống vẫn luôn giữ được vị ngon và ý nghĩa riêng, có lượng tiêu thụ lớn. Chúng ta chỉ nên thay đổi hình thức quảng cáo, thay đổi mô hình kinh doanh để thích hợp với bối cảnh hiện nay chứ không cần phải ngừng kinh doanh sản phẩm truyền thông này.

b) Chị gái của Kiên mở cửa hàng quần áo thời trang trên phổ. Chi phi thuê địa điểm, nhân viên ngày càng tăng nên lời lãi không được bao nhiêu. Mặt khác, xu hướng mua sắm trực tuyến ảnh hưởng lớn việc tiêu thụ của cửa hàng. Thấy công việc kinh doanh của chị gái ế ẩm, Kiên khuyên chị nên chuyển sang hình thức kinh doanh online, mở gian hàng trên các chợ thương mại điện tử, đăng hình ảnh quảng cáo chất lượng sản phẩm cao hơn thực tế để thu hút khách hàng.

Em hãy nhận xét lời khuyên của Kiên cho công việc kinh doanh của chị gái. Theo em, việc kinh doanh trực tuyến có ưu điểm và nhược điểm gì? Nếu em là chủ thể kinh doanh trực tuyển, em sẽ đưa ra những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh của mình? 

- Em đồng ý với lời khuyên của Kiên.

- Ưu điểm của việc kinh doanh trực tuyến:

       + Không tốn quá nhiều chi phí đầu từ ban đầu.

       + Chi phí cho việc quản lý thấp, dễ dàng quản lý.

       + Mang sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh nhất.

       + Linh hoạt về thời gian, khách hàng có thể chủ động thời gian mua hàng, không phụ thuộc vào giờ mở - đóng cửa hàng.

       + Tránh được tình trạng chen lấn của khách hàng khi đến cửa hàng vào thời gian cao điểm và những vấn đề phát sinh.

- Nhược điểm:

       + Khách hàng không xác định được chính xác mình đã mua hàng của ai.

       + Khó khăn trong vấn đề tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng, khó làm lên thương hiệu do hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng phổ biến.

       + Nhiều người lo sợ về chất lượng hàng hóa.

- Nếu em là chủ thể kinh doanh trực tuyến, em sẽ đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công việc kinh doanh của mình như:

       + Tìm hiểu thị trường để có thể chọn sản phẩm kinh doanh hiệu quả.

       + Thường xuyên đăng các bài viết thu hút trên kênh online.

       + Sử dụng phần mềm quản bán hàng online để giúp quản lý tốt sản phẩm, dịch vụ, khách hàng.

       + Tuân thủ đúng những quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh để tạo dựng lòng tinh với khách hàng.

^ Vận dụng

1. Em hãy cùng bạn lập kế hoạch tổ chức một buổi tọa đàm về chủ đề "Vai trò của sản xuất kinh doanh đối với sự phát triển của địa phương”. 

- Mở đầu:

       + Giới thiệu khách mời.

       + Tuyên bố lý do: để mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng sản xuất kinh doanh ở địa phương, từ đó có điều chỉnh phương thức kinh doanh phù hợp.

- Nội dung chính:

       + Các loại hình sản xuất kinh doanh.

              Kinh tế hộ gia đình

              Kinh tế hợp tác xã

              Doanh nghiệp

       + Nhận định loại hình phù hợp tại địa phương.

       + Cung cấp giải pháp kinh doanh cho người dân tại địa phương.

       Xu hướng kinh doanh hộ gia đình: “Quán ăn Online” với xu hướng hiện tại của người tiêu dùng, hộ gia đình thường mở các quán ăn cùng với việc phát triển cửa hàng online để khách hàng có thể đặt hàng mà không cần tới quán.

       Xu hướng kinh doanh hợp tác xã:  phát triển theo hướng hữu cơ, chuẩn hữu cơ, áp dụng nhiều khoa học – kĩ thuật, cải thiện quá trình logistics.

       Xu hướng kinh doanh doanh nghiệp: tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh áp dụng những kĩ thuật mới.

- Kết thúc:

       + Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.

       + Kết luận buổi tọa đàm.

2. Em hãy tìm hiểu về mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình kinh tế hợp tác xã, mỗ hình doanh nghiệp ở địa phương em và chia sẻ với các bạn trong lớp về sự phát triển của mô hình đó 

- Mô hình kinh tế hộ gia đình:

       + Nuôi gà và lấy trứng

       + Nuôi bò

       + Nuôi chim bồ câu

- Mô hình kinh tế hợp tác xã:

       + Trồng vải thiều trên quy mô hợp tác xã.

       + Trồng lúa.

- Mô hình doanh nghiệp:

       + Công ty gấu bông.

       + Xi măng Xuân Thành.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)