Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân là bộ máy chính quyền địa phương trực tiếp gần bỏ với đời sống của nhân dân. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân luôn có nhiều hoạt động và đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Bài học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đề hiểu rõ hơn về bộ máy chính quyền địa phương của nước ta và có những việc làm phù hợp để thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với các cơ quan này.

Em hãy chia sẻ một số hoạt động của Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân sinh sống và cho biết ý nghĩa của hoạt đ địa phương nơi em sinh sống và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó.

- Hoạt động: Tại kỳ họp thứ 3 (tháng 12/2021) của HĐND thành phố Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh cần tiếp tục tiêm vaccine, nhất là cho các đối tượng học sinh theo khuyến cáo của ngành y tế; các kịch bản cho học sinh đến trường và không để dịch bệnh làm tụt hậu đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô.

- Ý nghĩa: đóng góp tíc cực cho công cuộc phòng – chống dịch bệnh Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

& Khám phá

1. Hội đồng nhân dân

a) Chức năng của Hội đồng nhân dân

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

(1) Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, cùng có quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Để thực hiện các chức năng của mình, Hội đồng nhân dân được các cấp theo đơn vị hành chính đất nước có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bỏ sung năm 2019).

(2) Kì họp thứ 15 của Hội đồng nhân dân thành phố X diễn ra từ ngày 6 – 7 đến 7 – 7 – 2020. Tại kỉ họp này. Hội đồng nhân dân thành phố đã xem xét về tinh hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm; quyết định phương hưởng. nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi, ngân sách 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố X; xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.

1/ Hội đồng nhân dân thành phố X đã thực hiện chức năng như thế nào? 

- Xem xét về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm để quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi, ngân sách 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố.

- Xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố.

2/ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Hội đồng nhân dân có chức năng gì? Em hiểu như thế nào về chức năng này. 

- Chức năng của Hội đồng nhân dân là quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như:

       + Các biện pháp để phát triền kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

       + Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền;

       + Biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn, và thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên.

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

Em hãy quan sát sơ đồ sau để trả lời câu hỏi:

Dựa vào sơ đồ, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân? 

- Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.

       + Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và uỷ viên.

       + Các ban của Hội đồng nhân dân gồm: trưởng ban, phó trưởng ban và ủy viên

c) Hoạt động của Hội đồng nhân dân

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), theo đó Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỉ và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết, Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết Đại biểu Hội đồng nhân dân không được biểu quyết thay cho đại biểu Hội đồng nhân dân khác.

       ​Hội đồng nhân dân có thể biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kin. Hội đồng nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Hình thức hoạt động đó thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 

- Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất.

- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

- Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Uỷ ban nhân dân

a) Chức năng của Uỷ ban nhân dân

Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.

(1) Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính thuộc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã. Các chức danh của Uỷ ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kì trùng với nhiệm kỉ của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Uỷ ban nhân dân gác cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể, phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng địa phương trong Luật Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

(2) Ngày 10 – 8 – 2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã có công văn số 967/UBND-KT triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 07 – 7 – 2020 của Hội đồng nhân dân tình quy định mức thu học phi tại các cơ sở giáo dục công lập năm học 2020 – 2021. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và đề nghị các cơ quan Đảng, đoàn thể trên địa bản tỉnh kịp thời phổ biến, quán triệt, triển khai nội dung của Nghị quyết.

       1/ Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã thực hiện chức năng của mình như thế nào? 

- Uỷ ban nhân dân tỉnh X đã yêu cầu các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và đề nghị các cơ quan Đảng, đoàn thể trên địa bàn kịp thời phổ biến, quán triệt, triển khia nội dung của Nghị quyết.

       2/ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Uỷ ban nhân dân có chức năng gì? Em hiểu như thế nào về chức năng này? 

- Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

- Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

b) Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân

Em hãy quan sát sơ đồ sau đề trả lời câu hỏi:

1/ Dựa vào sơ đồ 2, em hãy nêu cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân 

- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm:

       + Chủ tịch Ủy ban nhân dân

       + Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

       + Các uỷ viên gồm: Ủy viên phụ trách cơ quan chuyên môn, Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự.

2/ Kể tên một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân địa phương em đang sống.

- Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônSở Giao thông vận tảiSở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo ; Sở Y tế.

c) Hoạt động của Uỷ ban nhân dân

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Hoạt động của Uỷ ban nhân dân được quy định tại Mục 2 Chương Vì của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), theo đó Uỷ ban nhân dàn họp thường kì mỗi tháng một lần và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Uỷ ban nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tân thành hoặc không biểu quyết. Uỷ ban nhân dân có thể biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Quyết định của Uỷ ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

Uỷ ban nhân dân hoạt động theo hình thức nào? Nêu ví dụ minh hoa. 

- Hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân là:

       + Mỗi tháng Ủy ban nhân dân họp một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất

       + Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

- Ví dụ: ngày 27/2/2022, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì cuộc họp bàn về phòng – chống dịch Covid-19 tại Thủ đô Hà Nội.

? Luyện tập

1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp. 

- Đúng. Vì Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cung cấp bầu ra và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

b. Hội đồng nhân dân ở các địa phương có cơ cấu tổ chức giống nhau, số lượng thành viên bằng nhau. 

- Sai. Vì Hội đồng nhân dân ở các địa phương có cơ cấu tổ chức giống nhau nhưng số lượng thành viên khác nhau, tuỳ vào đặc trưng từng vùng.

c. Nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước thông qua chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân.

- Đúng. Vì nhân dân bỏ phiếu bầu ra các đại biểu Hội đồng nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người có quyền quyết định tất cả công việc của Uỷ ban nhân dân. 

- Sai. Vì khi quyết định các vấn đề quan trọng của cơ quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải thông qua ý kiến của tập thể.

2. Em đồng tỉnh hay không đồng tính với các hành vi nào sau đây?

a. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên. 

- Không đồng tình với hành vi của anh T, vì anh T chưa thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước.

b. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ánh của người dân trên địa bàn. 

- Đồng tình với việc làm của các cán bộ thuộc Uỷ ban nhân dân xã A vì đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân địa phương.

c. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ mình. 

- Đồng tình với hành vi của ông H vì ông đã tôn trọng và chấp hành pháp luật, không lợi dụng chức vụ để giải quyết việc riêng.

d. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. 

- Đồng tình với việc làm của M vì M phát huy tinh thần làm chủ, phát huy trách nhiệm của học sinh trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến bản thân tại địa phương.

3. Xử lí tình huống

a. Mặc dù 16 tuổi nhưng T chưa bao giờ tới Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện bất cứ thủ tục hành chính nào vì mọi việc đều được mẹ làm hộ. Có lần, T định đi xin dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã vào hồ sơ nhưng mẹ không đồng ý vì cho rằng T còn nhỏ nên chưa biết rõ quy trình, người lớn đi làm thay sẽ nhanh hơn.

Nếu là T, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi quyết định? 

- Nếu là T, em sẽ thuyết phục mẹ hướng dẫn em tự tới Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện các thủ tục hành chính khỉ cần để rèn luyện thêm kĩ năng, bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho học tập và cuộc sống.

b. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc triển khai lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em trong việc xây dựng các chương trình, chính sách cho trẻ em trong tỉnh, cán bộ lãnh đạo thôn của H đã tổ chức một cuộc họp cho toàn thể nhân dân trong thôn. Khi được mời tham dự. H cảm thấy ban khoản không biết có nên đi hay không vì hôm đó trên truyền hình có tường thuật trực tiếp một trận đá bóng mà mình thích.

Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H lựa chọn như thế nào? 

- Nếu là bạn của H, em sẽ giải thích cho H hiểu tầm quan trọng của việc trẻ em được tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các chương trình, chính sách cho trẻ em ở địa phương, khuyên H nên tham gia cuộc họp để nói lên tâm tư, nguyện vọng của bản thân để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân cũng như những trẻ em khác.

^ Vận dụng

1. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 500 từ) bày tỏ nguyện vọng của bản thân về quyền trẻ em đề gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em đang sinh sống. 

*Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:

- Nguyện vọng của em là gì? (Quyền học tập, quyền vui chơi,...)

- Bày tỏ suy nghĩ của em về quyền trẻ em (Quyền học tập, quyền vui chơi,...)

- Lí do em mong muốn thực hiện nguyện vọng này?

- Em hi vọng đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ làm gì để thực hiện nguyện vọng?

- Bày tỏ cảm xúc, thái độ của em với nguyện vọng của mình đến Hội đồng nhân dân.

2. Em hãy tìm hiểu và viết bài luận về việc thực hiện thủ tục hành chính một cửa ở Uỷ ban nhân dân xã/phường nơi em sinh sống. 

- Ở địa phương em, Uỷ ban nhân dân phường, xã tổ chức bộ phận một cửa do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phụ trách và tuyển chọn các thành viên là những cán bộ có năng lực của Văn phòng Ủy ban, Tư pháp – Địa chính và xây dựng chi tiết phương án cải cách hành chính, xây dựng phòng làm việc, nơi giao dịch, đầu tư phương tiện để giải quyết tốt các thủ tục hành chính...

- Do được chuẩn bị chu đáo nên việc giải quyết công việc ở 5 lĩnh vực có chuyển biến rõ rệt. Việc tổ chức và hoạt động của bộ phận một cửa đúng nguyên tắc, thủ tục; Giải quyết công việc cho dân minh bạch, rõ ràng; Việc tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ đúng hẹn, ít tồn đọng. Một số thủ tục như khai sinh, chứng thực hồ sơ... đã rút ngắn thời gian giải quyết. Trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức được nhân dân đánh giá cao, hạn chế tiêu cực.

- Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân địa phương em thường xuyên giám sát kiểm tra và tổ chức rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình giải quyết công việc.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)