Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Lý thuyết Các bài giảng

% Mở đầu

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Chương II của Hiến pháp năm 2013 với 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) nhằm khẳng định vai trò quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp. Điều này thể hiện nhất quán với đường lối của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc công nhận, tôn trong đảm bảo, bảo vệ quyền con người. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bài học này sẽ giúp chúng ta biết được các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Em cùng các bạn tham gia trò chơi Tiếp sức. Kẻ về các quyền và nghĩa vụ của học sinh. 

*Một số quyền của học sinh:

- Được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, rèn luyện ở Trường.

- Được tham gia các hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Được sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập và các phương tiện khác vào mục đích học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và văn hoá, thể dục, thể thao.

- Được đóng góp ý kiến, kiến nghị và khiếu nại với Nhà trường về công tác đào tạo, xây dựng trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của HSSV.

- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo chế độ, chính sách của Nhà nước đối với học sinh các trường Cao đẳng & Trung học chuyên nghiệp.

- Được nhận bằng ngay sau khi có quyết định công nhận tốt nghiệp.

*Một số nghĩa vụ của học sinh:

- Học tập và rèn luyện theo kế hoạch và chương trình đào tạo của Trường.

- Tham gia các hoạt động của HSSV về học tập lý thuyết, thực hành, thực tập tại các bệnh viện, các trạm y tế xã và thực tế tại cộng đồng; các hoạt động văn hoá, thể thao và các hoạt động khác theo đúng nội quy, quy chế của Trường.

- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Trường, kính trọng các thầy cô giáo, cán bộ viên chức nhà trường và các cơ sở thực tập; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.

- Giữ gìn và bảo vệ tài sản, các công trình công cộng trong trường và nơi thực tập, thực tế, ngoài xã hội. Giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

- Đóng học phí đầy đủ, đúng kỳ hạn theo quy định của Trường.

- Bảo vệ và phát huy truyền thống của Trường.

Theo em, quyền và nghĩa vụ của học sinh có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không? Vì sao?

- Quyền và nghĩa vụ cảu học sinh là những quyền cơ bản của con người, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Vì đó là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. 

& Khám phá

1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi

(1) Trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoả cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ay, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Với ý thức sâu sắc về quyền con người. Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện các công ước quốc tế và nghị định thư quan trọng về quyền con người, đồng thời ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng quy định các nội dung liên quan đến vấn đề quyền con người, trong đó có Hiến pháp năm 2013.

(2) Trong lúc dọn dẹp về sinh ven đường, có T phát hiện một em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Có vội vàng đưa em đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ, sau đó tiến hành các thủ tục nhận nuôi theo quy định của pháp luật. Nhiều người khi biết chuyện đã rất cảm động và tìm đến nhà để tặng quà cho em bé cũng như nói lời cảm ơn với có T nếu không có có rất có thể sức khoẻ, tính mạng em bé sẽ bị ảnh hưởng, quyền sống còn của em sẽ không được đảm bảo. 

(3) Phát hiện H đang đi trên đường sau nhiều ngày trốn tránh minh về khoản nợ. N đã dùng vũ lực bắt H về nhà mình nhất lại và yêu cầu gọi người nhà mang tiền đến trả. Sau khi nhận được tin báo, gia đình H đã tới cơ quan công an trình báo sự việc và yêu cầu cơ quan công an can thiệp xử lí N vì đã xâm phạm các quyền con người của H.

       1/ Theo em, con người có những quyền gì? Nếu biểu hiện cụ thể của các quyền đó trong trường hợp 2 và 3?

- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho con người những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chinh trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

- Biểu hiện cụ thể của các quyền đó trong trường hợp 2 và 3.

        + Trường hợp 2: Em bé đó có quyền được sống, có quyền được chặm sóc

       + Trường hợp 3: Quyền  bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

       2/ Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?

- Thể hiện nhà nước quan tâm đến nhân quyền, những quyền cơ bản của công dân. Mọi công dân được pháp luật, nhà nước bảo hộ những quyền cơ bản nhất của con người. Không ai được vi phạm những quyền đó, và nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

a) Các quyền về chính trị, dân sự

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi

(1) Bên cạnh việc bảo đảm và phát huy các quyền con người. Hiến pháp năm 2013 còn quy định công dân Việt Nam có những quyền về dân sự, chính trị như Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định; Công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội. Hội đồng nhân dân theo luật định; Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

(2) Nam đủ 18 tuổi, anh V lần đầu được cầm trên tay là phiếu tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Anh rất hãnh diện và tự nhủ sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để sau này có thể ứng cử tham gia vào Hội đồng nhân dân xã, đóng góp công sức phát triển quê hương thêm giàu đẹp.

(3) Nam học vừa qua. M đạt thành tích cao trong học tập nên nghỉ hè được bố mẹ thường một chuyến du lịch dài ngày. Cả nhà đã cùng đi tham quan nhiều khu di tích, danh lam tháng cảnh trên đất nước Việt Nam. Kết thúc chuyến đi, M còn viết bài chia sẻ về những trải nghiệm của gia đình mình trên các trang báo mạng và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người đọc. 

       1/ Từ thông tin 1, em hãy nêu các biểu hiện cụ thể về các quyền chính trị, dân sự của công dân trong trường họp 2 và 3.

- Trường hợp 2: Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý kiến, đủ 18 tuổi đi bỏ phiếu bầu cử.

- Trường hợp 3: Quyền được tự do đi lại, cư trú (thể hiện ở việc được đi du lịch tự do); Quyền tự do ngôn luận (M viết bài chia sẻ trải nghiệm của gia đình mình trên các trang báo mạng)

      2/ Việc quy định các quyền về chính trị, dân sự của công dân trong Hiến pháp 2013 có ý nghĩa như thế nào?

- Việc quy đinh các quyền về chính trị, dân sự của công dân trong Hiến pháp thể hiện Nhà nước quan tâm đến quyền con người của công dân. Công dân được nhà nước bảo hộ để tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Điều này cũng thể hiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

b) Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

(1) Hiến pháp năm 2013 quy định. Công dân nam, nữ có quyền bình đẳng về kinh tế, văn hoả, xã hội. Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội; Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; Công dân có quyền học tập; Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ ng giao tiếp.

(2) Vợ chồng anh V từ miền Trung vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Anh V làm bảo vệ, còn vợ anh V bản vé số để kiếm sống. Thu nhập bấp bênh nên cuộc sống của gia đình vô cùng khó khăn nên vợ chồng anh V quyết định cho con là T (14 tuổi) nghỉ học đề đi làm xếp hàng thuê. Biết được sự việc, các thay có giáo và Ban Giám hiệu nhà trường đã vận động và quyền góp giúp đỡ đề T có thể tiếp tục đến trường học tập.

(3) Dịch bệnh COVID – 19 đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống nhân dân Việt Nam, cuộc sống của một bộ phận người lao động trở nên vô cùng khốn khó. Trước tinh hinh đó, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực đẩy mạnh các chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, giúp người dân giải quyết phần nào khó khăn trước mắt.  

       1/ Em hãy nêu các biểu hiện cụ thể về những quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân trong trường hợp 2 và 3. 

- Trường hợp 2: Chính phủ chỉ đạo và xây dựng nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo quyền học tập và sự công bằng xã hội trong giáo dục.

- Trường hợp 3: Đảng và Nhà nước ta đã tích cực đẩy mạnh các chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, giúp người dân giải quyết phần nào khó khăn trước mắt.

       2/ Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

- Thể hiện công dân có quyền tự do tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Mọi công dân đều được nhà nước đảm bảo quyền đó. 

c) Nghĩa vụ cơ bản của công dân

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

(1) Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Hiến pháp năm 2013 có quy định cụ thể: Công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; trung thành với Tổ quốc; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nghĩa vụ quân sự; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; bảo vệ môi trường, có nghĩa vụ học tập và nộp thuế theo luật định.

(2) Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh Qlên đường nhập ngũ. Khi được khoác lên minh chiếc áo linh màu xanh và đội chiếc mũ có ngôi sao năm cảnh, anh Q cảm thấy vô cùng xúc động, anh tự hứa sẽ cố gắng rèn luyện, nghiêm túc chấp hành nhiệm vụ, thực hiện tốt nghĩa vụ trung thành và bảo vệ Tổ quốc.

(3) Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Anh cũng danh nhiều thời gian để tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp và pháp luật cho các em học sinh trên địa bàn, nhắc nhở các em thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.

       1/ Em hãy nêu biểu hiện cụ thể về các nghĩa vụ công dân trong trường hợp 2 và 3. 

- Trường hợp 2: Nghĩa vụ của công dân là thực hiện nghĩa vụ, điều đó được thể hiện: "Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh Q lên đường nhập ngũ".

- Trường hợp 3: Nghĩ vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân: "Anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Anh cũng dành nhiều thời gian để tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp và pháp luật cho các em học sinh trên địa bàn, nhắc nhở các em thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương".

       2/ Theo em, tại sao công dân phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình? 

- Mỗi công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền công dân mà pháp luật Việt Nam qui định. Vì vậy phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, có như vậy quyền công dân mới được bảo đảm.

? Luyện tập

1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ cần thực hiện khi đất nước có chiến tranh và đó là trách nhiệm của các lực lượng bộ đội, công an và người lớn. 

- Sai. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm mỗi một công dân bất kể trong thời chiến hay thời bình.

b. Tất cả mọi người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng các quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

- Đúng, mọi người khi sinh ra đều được hưởng quyền con người theo quy định.

c. Học sinh cũng được hưởng các quyền con người, quyền công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013.

- Đúng, học sinh cũng là đối tượng được hưởng quyền con người theo quy định của Hiến pháp.

d. Học sinh còn ít tuổi nên không phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của công dân. 

- Sai. Vì mỗi công dân đều cần thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của mình phù hợp với mọi lứa tuổi. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Muốn được hưởng đầy đủ quyền lợi thì bản thân mỗi người phải thực hiện đúng nghãi vụ của mình.

2. Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau đây?

a. H lén đọc tin nhắn trong điện thoại của chị gái. 

- H sai vì đọc lén tin nhắn là vi phạm quyền riêng tư của người khác.

b. A ngăn cản các bạn trong lớp đọc trộm nhật kí của M. 

- A đúng vì cần tôn trọng quyền riêng tư người khác

c. D khuyên M nên tích cực tham gia các buổi tổng vệ sinh làm sạch đường làng ở thôn xóm vào các ngày cuối tuần. 

- D đúng vì ai cùng có trách nhiệm cùng tham gia bảo vệ môi trường

d. H chủ động đề nghị bố mẹ cho phép mình tự lựa chọn ngành nghề khi đăng kí thi đại học. 

- H đúng vì đó là quyền tự do của H. Mặt khác, H nên lựa chọn nghề mà mình yêu thích và phù hợp với bản thân như thế H mới có thể gắn bó với nghề và có được cuộc sống hạnh phúc sau này.

3. Xử lí tình huống

a. Thôn của B sắp tổ chức một cuộc họp để bàn bạc phương án xây dựng sân vui chơi cho trẻ em. B có nhiều ý tưởng hay và rất muốn tham gia cuộc họp để bày tỏ ý kiến của mình nhưng lại ngại không biết mọi người có lắng nghe ý kiến của một người nhỏ tuổi không.

Dựa vào quy định của Hiến pháp năm 2013, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp B có những ứng xử phù hợp và đúng pháp luật. 

- B nên tự tin tham gia đóng góp ý kiến vì mỗi công dân đều có quyền tham gia trao đổi và đóng góp ý kiến.

b. Vì hoàn cảnh khó khăn nên khi học xong lớp 9, bố mẹ muốn N phải nghỉ học đề phụ giúp gia đình. N rất buồn, muốn đi học tiếp nhưng không biết phải làm gì để thuyết phục bố thay đổi ý kiến.

Dựa vào quy định của Hiến pháp năm 2013, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp N. 

- N nên thuyết phục bố mẹ cho mình đi học và mình sẽ cố gắng chăm chỉ để không phụ lòng bố mẹ, bên cạnh đó sẽ nói với bố mẹ về quyền được chăm sóc và đi học của mình.

^ Vận dụng

1. Em hãy liệt kê những hành vi học sinh nên làm và không nên làm để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013.

*Những hành vi nên làm:

- Chăm chỉ học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung cho mọi người, phòng các dịch bệnh nguy hiểm.

- Tuân thủ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

- Tôn trọng quyền riêng tư của các bạn khác.

- Thân thiện, hòa đồng với mọi người, chia sẻ với những bạn còn gặp nhiều khó khăn,...

*Những hành vi không nên làm:

- Những hành vi bạo lực học đường.

- Vi phạm luật an toàn giao thông.

- Xâm phạm quyền riêng tư của các bạn khác,...

2. Em hãy cùng các bạn tìm hiểu việc thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bàn của công dân tại địa phương em đang sống. Viết báo cáo kết quả và chia sẻ lại với cả lớp.

- Dựa vào tình hình ở địa phương, các em có thể thực hiện khảo sát tình hình ở địa phương và viết báo cáo.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)